Việt Nam cải cách tài chính công một biện pháp hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng
VẬY THAM NHŨNG LÀ GÌ?
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng quan niệm “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Tham nhũng có những biểu hiện qua các hành vi như: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Như vậy, tham nhũng chỉ có thể xảy ra ở khu vực người có chức vụ và quyền hạn nhưng hám lợi và vụ lợi cho cá nhân.
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG?
Trước những hành vi biểu hiện nêu trên Đảng ta đã nhận thấy vấn đề tham nhũng là hết sức phức tạp nên đã đặt thành vấn đề hết sức nghiêm túc để có biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với loại hình này trên các phương diện khác nhau. Thể hiện là Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết số 04 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó, đầu tiên phải kể đến việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đảng ta xác định, để đạt được hiệu quả cao thì trước tiên phải tăng cường tuyên truyền, cần thiết tiến hành cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội.
Về phía Chính phủ, trong nhiều năm qua đã triển khai nhiều biện pháp mạnh để đấu tranh phòng chống tham nhũng. Một trong những biện pháp đó là trình Quốc Hội thông qua được Luật Phòng, chống tham nhũng, theo đó là triển khai được một chương trình hành động cụ thể mà đỉnh cao là Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, trong đó nhấn mạnh đến cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung chủ yếu đang được triển khai rộng khắp cả nước.
TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ
Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công của Việt Nam đang được dư luận công chúng rất quan tâm. Sự quan tâm về vấn đề này không chỉ dừng lại ở các nhà chức trách và lãnh đạo Việt Nam mà còn tác động ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế như sáng kiến cải cách APEC của Việt Nam được hưởng ứng tích cực, mà trọng tâm là việc tăng cường hiệu quả hoạt động và sự năng động của APEC, cho đến việc Việt Nam trở thành nước đầu tiên thử nghiệm chương trình cải cách của Liên Hiệp Quốc. Có thể nhận thấy chương trình cải cách hành chính của Việt Nam trong nhiều năm qua về tài chính công đã thực sự tác động có hiệu quả tới các nước trong khu vực, tổ chức APEC và cả Liên Hiệp Quốc mà tiêu điểm tập trung vào việc sử dụng nguồn tài chính công.
RA CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO KỊP THỜI
Điểm nổi bật của cải cách hành chính mà trọng tâm là tài chính công mà Việt Nam đạt được là năm thực sự sâu sát, quyết liệt của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, năm có nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phải triển khai những việc cụ thể, thiết thực để đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo ra sự chuyển biến thực chất trong mối quan hệ của cơ quan hành chính với dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế của nước ta như Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24/01/2006 về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đã giảm bớt phiền hà và đỡ tốn kém tài chính cho doanh nghiệp; Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 21/03/2006 về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã giảm các nhũng nhiễu phiền hà từ các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và các thủ tục giấy tờ không cần thiết; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/09/2006 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đã giải thoát cho các doanh nghiệp khi phải làm các thủ tục hành chính trong quá trình kinh doanh; Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/05/2006 ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã thiết thực tiết kiệm được tài chính công từ ngân sách nhà nước. Theo đó phải kể đến là hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Thể chế quản lý nhà nước tiếp tục điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đổi mới trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với kết quả của đề án phân cấp của 22 Bộ, Ngành đã thể chế hóa một bước nội dung phân cấp cho chính quyền địa phương trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Bằng những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình tổ chức thực hiện, Việt Nam đã rút ra được những bài học quý như: Cơ chế phân cấp quản lý tài chính đã phân định rõ là 2 cấp theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ ngành, địa phương. Đặc biệt là tính trách nhiệm của cấp tỉnh; phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể, người lao động thông qua kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước... Chính nội dung cải cách tài chính công đã đột phá và là một trong những điểm mấu chốt để phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng. Kết quả khả quan nhất là nhiều cơ quan đã kiểm soát được việc sử dụng điện thoại, tiết kiệm điện, hạn chế việc sử dụng các trang thiết bị không đúng mục đích yêu cầu, không để xảy ra chuyện dùng ô tô công vào việc hội hè và việc riêng, kiềm chế được việc mua sắm trang thiết bị vượt mức quy định và giảm đáng kể các cuộc hội họp, hội nghị không cần thiết. Rất nhiều công chức đã hoạt động đúng chức trách của mình thông qua việc giám sát của người dân, hiện tượng nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp đã hạn chế.
Có thể nói điểm thành công nhất của cải cách hành chính mà trọng tâm là tài chính công là tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng yên tâm hơn với nguồn tài chính đầu tư vào Việt Nam không bị thất thoát, lãng phí và không bị nhũng nhiễu phiền hà trong quá trình phát triển kinh doanh trong một môi trường ngày càng ổn định bền vững và trong sạch.
TS. VŨ THỊ NHÀI
VẬY THAM NHŨNG LÀ GÌ?
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng quan niệm “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Tham nhũng có những biểu hiện qua các hành vi như: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Như vậy, tham nhũng chỉ có thể xảy ra ở khu vực người có chức vụ và quyền hạn nhưng hám lợi và vụ lợi cho cá nhân.
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG?
Trước những hành vi biểu hiện nêu trên Đảng ta đã nhận thấy vấn đề tham nhũng là hết sức phức tạp nên đã đặt thành vấn đề hết sức nghiêm túc để có biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với loại hình này trên các phương diện khác nhau. Thể hiện là Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết số 04 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó, đầu tiên phải kể đến việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đảng ta xác định, để đạt được hiệu quả cao thì trước tiên phải tăng cường tuyên truyền, cần thiết tiến hành cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội.
Về phía Chính phủ, trong nhiều năm qua đã triển khai nhiều biện pháp mạnh để đấu tranh phòng chống tham nhũng. Một trong những biện pháp đó là trình Quốc Hội thông qua được Luật Phòng, chống tham nhũng, theo đó là triển khai được một chương trình hành động cụ thể mà đỉnh cao là Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, trong đó nhấn mạnh đến cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung chủ yếu đang được triển khai rộng khắp cả nước.
TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ
Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công của Việt Nam đang được dư luận công chúng rất quan tâm. Sự quan tâm về vấn đề này không chỉ dừng lại ở các nhà chức trách và lãnh đạo Việt Nam mà còn tác động ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế như sáng kiến cải cách APEC của Việt Nam được hưởng ứng tích cực, mà trọng tâm là việc tăng cường hiệu quả hoạt động và sự năng động của APEC, cho đến việc Việt Nam trở thành nước đầu tiên thử nghiệm chương trình cải cách của Liên Hiệp Quốc. Có thể nhận thấy chương trình cải cách hành chính của Việt Nam trong nhiều năm qua về tài chính công đã thực sự tác động có hiệu quả tới các nước trong khu vực, tổ chức APEC và cả Liên Hiệp Quốc mà tiêu điểm tập trung vào việc sử dụng nguồn tài chính công.
RA CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO KỊP THỜI
Điểm nổi bật của cải cách hành chính mà trọng tâm là tài chính công mà Việt Nam đạt được là năm thực sự sâu sát, quyết liệt của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, năm có nhiều văn bản của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phải triển khai những việc cụ thể, thiết thực để đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo ra sự chuyển biến thực chất trong mối quan hệ của cơ quan hành chính với dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế của nước ta như Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24/01/2006 về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đã giảm bớt phiền hà và đỡ tốn kém tài chính cho doanh nghiệp; Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 21/03/2006 về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã giảm các nhũng nhiễu phiền hà từ các cơ quan hành chính nhà nước với công dân, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và các thủ tục giấy tờ không cần thiết; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07/09/2006 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đã giải thoát cho các doanh nghiệp khi phải làm các thủ tục hành chính trong quá trình kinh doanh; Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/05/2006 ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã thiết thực tiết kiệm được tài chính công từ ngân sách nhà nước. Theo đó phải kể đến là hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Thể chế quản lý nhà nước tiếp tục điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đổi mới trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với kết quả của đề án phân cấp của 22 Bộ, Ngành đã thể chế hóa một bước nội dung phân cấp cho chính quyền địa phương trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Bằng những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình tổ chức thực hiện, Việt Nam đã rút ra được những bài học quý như: Cơ chế phân cấp quản lý tài chính đã phân định rõ là 2 cấp theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ ngành, địa phương. Đặc biệt là tính trách nhiệm của cấp tỉnh; phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể, người lao động thông qua kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước... Chính nội dung cải cách tài chính công đã đột phá và là một trong những điểm mấu chốt để phòng ngừa và đấu tranh với tham nhũng. Kết quả khả quan nhất là nhiều cơ quan đã kiểm soát được việc sử dụng điện thoại, tiết kiệm điện, hạn chế việc sử dụng các trang thiết bị không đúng mục đích yêu cầu, không để xảy ra chuyện dùng ô tô công vào việc hội hè và việc riêng, kiềm chế được việc mua sắm trang thiết bị vượt mức quy định và giảm đáng kể các cuộc hội họp, hội nghị không cần thiết. Rất nhiều công chức đã hoạt động đúng chức trách của mình thông qua việc giám sát của người dân, hiện tượng nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp đã hạn chế.
Có thể nói điểm thành công nhất của cải cách hành chính mà trọng tâm là tài chính công là tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng yên tâm hơn với nguồn tài chính đầu tư vào Việt Nam không bị thất thoát, lãng phí và không bị nhũng nhiễu phiền hà trong quá trình phát triển kinh doanh trong một môi trường ngày càng ổn định bền vững và trong sạch.
TS. VŨ THỊ NHÀI
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh