Nói đến thú vui và nghệ thuật uôựng trà của người Việt hầu như ai cũng nhớ đến một bài viết trong Vũ Trung tùy bút (Cách uống chè) - tác phẩm chữ Hán của nhà văn Phạm Đình Hổ vào thế kỷ 18.
Đến nay, con trai cụ - anh Hoàng Anh Sướng - một "cao nhân" về trà của đất Hà thành cũng diễn giải về thú vui này như sau: “Cùng một đồi trà, cây trà trồng hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn cây hướng Tây, ấy là vì nó đón nhận được nhiều hơn khí trời, nắng trời. Lại nữa, cũng một cây trà nhưng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa hương vị. Tuyệt nhất ấy là trà "Xuân", còn gọi là "Tiền minh"- trà trước tiết thanh minh. Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cánh chè khẳng khiu. Thứ đọt non ấy, nếu hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trong hơi sương, đem về sao suốt trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như xôi mùa lùi trong chõ, ngọt bền vít mãi trong cổ. Loại trà ấy được gọi là trà tiến vua. Xưa, những thiếu nữ đồng trinh với đôi tay dài mềm mại dùng móng tay dài khẽ khàng ngắt những đọt lá non. Da thịt không được chạm đến bởi họ sợ sức nóng của cơ thể sẽ làm lạc hương vị của trà. Dưới bàn tay chai dày của các nghệ nhân, búp trà sao tẩm trên chảo gang cong như lưỡi con chim tước, thế nên mới có tên gọi là trà "tước thiệt" - lưỡi con chim sẻ. Tương truyền, trà ấy được làm từ vùng Châu Bôi Sa (Quảng Trị ngày nay); thế nhưng nghệ thuật ấy đã thất truyền.
 |
Một trích đoạn nghệ thuật dâng trà của Công ty XQ |
Trong nghệ thuật ướp trà sen, những người sành trà đều cho rằng, trà mạn hảo được ưa chuộng nhất. Đó là loại cổ thụ vùng Hà Giang mọc tự nhiên trên những dãy núi cao từ 800 - 1.300m quanh năm sương phủ. Để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, những búp trà phải gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng mặt trời. Chính sự chống trả quyết liệt cho sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà tuyết shan một hương vị đặc biệt.
Từ xưa, nghệ thuật thưởng trà đã có những dụng cụ đặc biệt để người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là "Ngọc diệp hồi cung". Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nươc sôi. Dụng cụ dùng để súc trà, lấy bã trà đều dùng bằn tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là "cao sơn trường thủy" rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác "tráng trà" nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là "hạ sơn nhập thủy" nên đổ nước cao, tráng miệng bình để khi đậy nắm lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho.
Thú trà của người Việt đã có từ lâu đời, giớựi thiệu trà đạo Việt Nam với bạn bè quốc tế cũng là thêm một lần tôn vinh trà đạo bên cạnh những giá trị văn hóa độc đáo của người Việt. Sau thành công của Lễ hội Trà mùa xuân, TP. Đà Lạt chính thức mở tour du lịch “Văn hóa trà” với các chương trình: thưởng thức trà tươi bên những đồi trà, chứng kiến các cỗ máy sản xuất trà cổ nhất Đông Dương (hiện vẫn đang hoạt động), tham quan vườn trà cổ 80 năm tuổi, ngắm sương mù trong đêm…
Bài & ảnh: TRẦN TRUNG SÁNG