Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trương Sỹ Vinh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết: Ở Việt Nam trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ngày một tăng. Năm 2018 có xấp xỉ 1,9 triệu khách du lịch đến các VQG, KBTTN, tăng 20% so với năm 2017. Trong các Vườn quốc gia tổ chức hoạt động du lịch có nhiều hoạt động trong đó có các hoạt động liên quan đến quan sát các động vật hoang dã, mặc dù chưa nhiều. Bên cạnh các tác động tích cực, các hoạt động du lịch gắn với quan sát động vật hoang dã cũng có tác động không tốt đến hệ sinh thái, đặc biệt là động vật hoang dã. Theo Hiệp hội Bảo vệ động vật Thế giới (WAP), trên thế giới có khoảng 500.000 động vật hoang dã đã và đang được sử dụng cho mục đích phát triển du lịch. Nhiều động vật hoang dã đã bị bắt để phục vụ cho hoạt động du lịch, và nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã được bán cho du khách không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF), nhiều loài động vật hoang dã bị bắt, thuần phục, huấn luyện, phục vụ mục đích du lịch như voi, khỉ, hổ, sư tử, gấu, cá heo… Giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam có 13 điểm, 263 cơ sở buôn bán ngà voi với khối lượng khoảng 5.067 đến 13.166 sản phẩm từ ngà voi. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc động vật hoang dã đã được bày bán tại các điểm tham quan du lịch như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức…
Bàn về giải pháp bảo vệ động vật hoang dã gắn với phát triển du lịch tại một số VQG và KBTTN ở Tây Nguyên, TS. Vũ Văn Triệu - Nguyên Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam cho rằng: cần phát triển du lịch có trách nhiệm đó là du lịch sinh thái bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, thể chế…; cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức về giá trị của động vật hoang dã đối với hệ sinh thái, tầm quan trọng đối với một số ngành kinh tế và y học; cần có những quy định xử phạt cụ thể đối với việc săn bắn, đánh bẫy, mua bán và tiêu thụ các loại động vật hoang dã; cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái như xem thú, ngắm chim tại hiện trường kết hợp tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc, các lễ hội ở Tây Nguyên…
Đối với VQG Yok Đôn, ông Trần Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ VQG Yok Đôn cho biết, các hoạt động du lịch sinh thái tại đây như tour xem voi, trải nghiêm làm kiểm lâm gắn với phương châm bảo tồn voi và bảo vệ rừng. Theo đó, để bảo tồn VQG Yok Đôn cũng như bảo vệ động vật hoang dã cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống, dừng canh tác tại các ruộng rẫy và chăn thả gia súc trong VQG Yok Đôn; khuyến khích và có những ưu đãi cho các cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa cùng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Yok Đôn…
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp những ý kiến để làm sao có được những giải pháp tốt nhất có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp, khách du lịch trong vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều ý kiến đồng tình và nhiều đề xuất giải pháp chung được đưa ra như: tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm; thống nhất về chủ trương, có chính sách và cơ chế tạo thuận lợi cho phát triển du lịch tại các VQG, KBTTN của 5 tỉnh Tây Nguyên; có chính sách, cơ chế thích hợp để khuyến khích, tạo thuận lợi và hỗ trợ cộng đồng địa phương; phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã, du lịch cộng đồng…; phát triển thị trường; ứng dụng khoa học và công nghệ; hợp tác liên kết…
Bàn về giải pháp bảo vệ động vật hoang dã gắn với phát triển du lịch tại một số VQG và KBTTN ở Tây Nguyên, TS. Vũ Văn Triệu - Nguyên Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam cho rằng: cần phát triển du lịch có trách nhiệm đó là du lịch sinh thái bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, thể chế…; cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức về giá trị của động vật hoang dã đối với hệ sinh thái, tầm quan trọng đối với một số ngành kinh tế và y học; cần có những quy định xử phạt cụ thể đối với việc săn bắn, đánh bẫy, mua bán và tiêu thụ các loại động vật hoang dã; cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái như xem thú, ngắm chim tại hiện trường kết hợp tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc, các lễ hội ở Tây Nguyên…
Đối với VQG Yok Đôn, ông Trần Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ VQG Yok Đôn cho biết, các hoạt động du lịch sinh thái tại đây như tour xem voi, trải nghiêm làm kiểm lâm gắn với phương châm bảo tồn voi và bảo vệ rừng. Theo đó, để bảo tồn VQG Yok Đôn cũng như bảo vệ động vật hoang dã cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống, dừng canh tác tại các ruộng rẫy và chăn thả gia súc trong VQG Yok Đôn; khuyến khích và có những ưu đãi cho các cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa cùng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Yok Đôn…
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp những ý kiến để làm sao có được những giải pháp tốt nhất có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp, khách du lịch trong vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều ý kiến đồng tình và nhiều đề xuất giải pháp chung được đưa ra như: tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm; thống nhất về chủ trương, có chính sách và cơ chế tạo thuận lợi cho phát triển du lịch tại các VQG, KBTTN của 5 tỉnh Tây Nguyên; có chính sách, cơ chế thích hợp để khuyến khích, tạo thuận lợi và hỗ trợ cộng đồng địa phương; phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo vệ động vật hoang dã, du lịch cộng đồng…; phát triển thị trường; ứng dụng khoa học và công nghệ; hợp tác liên kết…
Hạ Tinh