Hầu hết các điểm đến hỗ trợ các hoạt động du lịch vì mục tiêu lợi nhuận và có nhiều cách để đạt được cùng mục tiêu.
Cách thứ nhất, các nhà quản nhà nước đến coi du lịch là hoạt động kinh doanh của tư nhân và giữ mức độ can thiệp tối thiểu. Trong trường hợp này, việc quản lý du lịch thông qua các biện pháp kiểm soát xuất nhập cảnh, cơ sở hạ tầng, giao thông vận chuyển, các quy định pháp luật đối với doanh nghiệp lữ hành, lưu trú... và một mức độ nhất định về công tác marketing điểm đến du lịch.
Cách thứ hai, các nhà quản lý nhà nước tích cực tham gia vào việc thúc đẩy, tạo điều kiện, và hỗ trợ việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường phục vụ cho kinh doanh du lịch tư nhân; tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch, có chính sách ưu đãi về thuế và ưu đãi khác cho việc phát triển sản phẩm tại điểm đến. Hầu hết chính phủ các quốc gia đều nằm ở khoảng giữa hai thái cực này.
Vì lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, chính phủ các nước thường có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất, coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa cho sự phát triển du lịch và coi hợp tác đầu tư với nước ngoài là chìa khóa cho sự phát triển du lịch; quan điểm thứ hai, coi khả năng thúc đẩy hoạt động kinh tế - ở mức độ vừa và nhỏ - trong điểm đến du lịch và các cộng đồng dân cư có ít cơ hội phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ có thể có nhiều mục tiêu khi phát triển ngành Du lịch, được phân cấp thành định hướng - mục đích - mục tiêu, đôi khi một số mục tiêu trong số chúng yêu cầu những cách phát triển sản phẩm du lịch khác nhau. Chính phủ có thể xây dựng tổ hợp các tiêu chí phục vụ cho việc quyết định có hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch hay không và như thế nào. Các tiêu chí được chia làm ba nhóm lớn: kinh tế, kinh tế - xã hội, quản lý và hợp tác. Đó là:
Về kinh tế
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Phát triển nhanh và rộng ngành Du lịch
- Hỗ trợ thị trường: đa dạng hóa sản phẩm
- Hỗ trợ đổi mới sản phẩm
- Giảm rủi ro của việc tập trung quá mức vào một loại sản phẩm. Thông qua nghiên cứu thị trường định hướng việc phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và xu hướng thị trường
- Kéo dài thời gian mùa du lịch thông qua việc phát triển sản phẩm để kéo dài hoạt động du lịch suốt năm
- Tăng việc làm, du lịch là một lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công
- Tăng cường các hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ nhằm đạt lợi ích kinh tế cao hơn nhờ việc giảm hao hụt thất thoát và tăng tính liên kết
Về kinh tế - xã hội
- Tạo điều kiện phát triển vùng nhờ các dự án cải thiện giao thông tới các vùng nông thôn, vùng ngoại ô trong kế hoạch phát triển du lịch
- Hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm có trách nhiệm xã hội
- Hỗ trợ các dự án du lịch vì cộng đồng
- Thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo thông qua các chương trình phát triển du lịch cộng đồng hoặc du lịch bền vững
- Tạo ra yếu tố thu hút nổi bật cho vùng như là một điểm đến trung tâm của đất nước cho phép phát triển nhiều sản phẩm bổ sung
Về Quản lý và hợp tác
- Đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế với việc giữ gìn tài nguyên môi trường và giá trị văn hóa cộng đồng địa phương
- Cải thiện chất lượng sản phẩm cung cấp
- Xây dựng hình ảnh cho điểm đến, vừa tạo ra lợi ích cho hoạt động du lịch và vừa mang lại lợi ích cho việc đầu tư vào các ngành khác
- Kết hợp phát triển sản phẩm du lịch với sản phẩm của các ngành khác
- Cần có sự can thiệp của Nhà nước vào việc hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch vốn nó không thể tự phát triển
- Đảm bảo việc phát triển du lịch phù hợp với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, bảo tồn các di sản văn hóa và di chỉ lịch sử của cộng đồng
Những tiêu chí nêu giúp cho việc xác định những ưu tiên của điểm đến trong việc phát triển du lịch và đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch.
Châu Anh