- Có sẵn một diện tích đất nhất định có thể phục vụ cho phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiềm năng nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư trên diện tích đất đó.
- Nguồn lao động sẵn có tại địa phương có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản phẩm du lịch.
- Vốn đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch, từ các nguồn tại địa phương ở trong nước thông qua huy động vốn hoặc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài, sự hỗ trợ của Chính phủ, hoặc các nguồn vốn đến từ nước ngoài.
- Hệ thống các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hoặc liên quan đến hoạt động du lịch từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn.
Sự hấp dẫn của một điểm đến để có thể thu hút được đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển sản phẩm du lịch, tuy nhiên các yếu tố sẵn có của địa phương để tạo ra sản phẩm du lịch được coi là các yếu tố quan trọng nhất .
- Khả năng phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến phụ thuộc rất lớn vào các cơ chế, chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào sự quan tâm phát triển du lịch của chính quyền điểm đến. Cuối cùng là câu hỏi sự ổn định bên trong điểm đến có hay không? Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:
- Liệu ngành Du lịch có thể hoạt động mà không bị gián đoạn bởi sự thay đổi chính trị tại điểm đến? Điểm đến có được khách du lịch tiềm năng nhận thức như một điểm đến an toàn để đến thăm? Những thay đổi trong cơ chế, chính sách?
- Mức độ tự chủ của chính quyền địa phương trong phạm vi điểm đến.
- Vai trò của du lịch được xác định trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội.
Châu Anh