Theo đó, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên; hành lang đa dạng sinh học; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; khu vực đa dạng sinh học cao; cảnh quan sinh thái quan trọng; vùng đất ngập nước quan trọng.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng, chiến lược phát triển ngành Tài nguyên - Môi trường.
Nội dung lập quy hoạch cần đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đa dạng sinh học các vùng sinh thái trên đất liền và các vùng biển; đánh giá hiện trạng các rạn san hô, thảm cỏ biển, vùng nước trồi; xây dựng các bản đồ hiện trạng rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nước trồi trên phạm vi toàn quốc...
Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các tiêu chí quy hoạch khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng; nghiên cứu đề xuất các đối tượng quy hoạch tiềm năng cho từng vùng sinh thái trên đất liền và biển; xây dựng nội dung định hướng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh...
PV