Theo đó, các Sở trên sẽ phối hợp hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước về du lịch: Cùng nhau trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ quản lý lữ hành, vận chuyển, lưu trú, tài nguyên và các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tuyên tuyền, quảng bá, mở rộng thị trường khách, đào tạo nhân lực.
Liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước, Thủ đô, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và ngược lại với tinh thần “Tám tỉnh, thành phố - Một điểm đến”.
Tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá xúc tiến, hội chợ tại các thị trường du lịch trong nước và quốc tế lớn do các tỉnh, thành phố tổ chức. Hàng năm, 8 tỉnh, thành phố luân phiên phối hợp tổ chức từ 1 đến 2 chương trình, sự kiện du lịch chung.
Phối hợp kiểm tra, quản lý các hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch ở các vùng giáp ranh; kiểm tra, hướng dẫn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các tỉnh, thành phố.
Cùng với đó, 8 tỉnh, thành phố sẽ phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch và du khách.
Để Chương trình ký kết đạt hiệu quả, 8 Sở đề nghị với các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ các nguồn lực cần thiết bảo đảm duy trì Chương trình hợp tác này, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố.
PV