Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết có sẵn và qua kỹ thuật phỏng vấn sâu nhằm khám phá, hiệu chỉnh và phát triển các nhóm yếu tố chính và thành phần của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Nghiên cứu đã phỏng vấn sâu 10 chuyên gia có kinh nghiệm trong quản trị chiến lược và quản lý dịch vụ du lịch.
Kiểm định các yếu tố thành phần các nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh điểm được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kích cỡ mẫu là 200. Cuộc khảo sát được tiến hành ở TP. Hồ Chí Minh, đối tượng khảo sát là những nhà quản trị và quản lý ngành Du lịch của các cơ quan quản lý thuộc nhà nước và các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, có thời gian công tác từ 3 năm trở lên. Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp kết hợp phỏng vấn trực tiếp và phát bảng câu hỏi cho đáp viên tự trả lời. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế gồm 4 nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh với 32 yếu tố thành phần.
Tiêu chí đánh giá: Ban đầu, có 32 yếu tố thành phần được thiết kế theo thang đo likert 10 điểm. Sử dụng phương pháp thống kê bằng trị trung bình, nếu yếu tố thành phần có trị trung bình < 5 sẽ bị loại.
Kết quả phân tích đánh giá của các nhà quản trị và quản lý trong ngành Du lịch (xem chi tiết Bảng kết quả đánh giá các yếu tố thành phần) cho thấy, có 12 yếu tố thành phần (khả năng tiếp cận điểm đến, sức tải và sức chứa, tầm nhìn, cơ chế khuyến khích du lịch, phân khúc thị trường…) bị đánh giá là có ảnh hưởng không mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến cấp thành phố, vì vậy năng lực cạnh tranh điểm đến chỉ còn 20 yếu tố. Điều này cũng phù hợp vì các tiêu chí đánh giá từ các mô hình là những mô hình đo lường tổng thể. Do đó, tùy vào điều kiện, môi trường, thời gian nghiên cứu, nhu cầu mỗi nơi sẽ có những yếu tố năng lực cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng là khác nhau.
Kết quả đánh giá các yếu tố thành phần
Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Đối với chính quyền: xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khu vực du lịch; đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về du lịch; thống nhất và tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực du lịch; đơn giản hóa thủ tục về du lịch; phát triển du lịch bền vững; phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khá; cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch; ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý.
Đối với các doanh nghiệp du lịch: xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch quốc gia; phát huy tính năng động, tự chủ để chủ động đột phá thực hiện những mô hình tổ chức kinh doanh mới, mở rộng quy mô phù hợp và thích ứng với các chiến lược thành phần của Chiến lược phát triển du lịch quốc gia; chủ động tham gia hoạt động trong khuôn khổ tổ chức phát triển du lịch vùng và các hội nghề nghiệp du lịch.
Đối với điều kiện về nguồn lực: xây dựng lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên môn hóa trong lĩnh vực du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và phát triển.
2. Luật Du lịch Việt Nam (2005) của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
3. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2010), Số liệu thống kê du lịch 2005 – 2010 và dự kiến đến năm 2015.
4. Choe và Roberts (2011). “Competitive Cities in the 21st Century Cluster -Basedlocal Economic DevelopmentCCED”. Australian Gorvernment, Asian Development Bank ADB.
Cạnh tranh có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh tế pháp lý, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành viên cùng một thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể. |
Trần Thị Thùy Trang
(Tạp chí Du lịch)