Khi đề cập tới du lịch LGBT, các nhà nghiên cứu quan tâm đến một số nội dung cơ bản như: điểm đến thân thiện với LGBT; chỗ ở và dịch vụ thu hút du khách LGBT; các vấn đề văn hóa và an toàn cho LGBT khi đi du lịch... Điều này dẫn đến sự ra đời một thuật ngữ để chỉ các sản phẩm, dịch vụ, điểm đến thân thiện, có khả năng hấp dẫn các cá nhân thuộc cộng đồng này, đó là “gay friendly”. Thuật ngữ này được sử dụng tại Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ 20 và càng trở nên phổ biến hơn trên thế giới nhờ sức ảnh hưởng của báo chí. Tuy vậy, thuật ngữ này thường được coi là chỉ dành riêng cho nhóm đồng tính nam và không đề cập đến các nhóm còn lại của LGBT. Do đó, để phân định và chi tiết hóa việc tìm kiếm từ khóa trên mạng internet về các các sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho LGBT còn có các thuật ngữ “LGBT friendly” (thân thiện với người thuộc LGBT nói chung) và “lesbian friendly” (thân thiện với người đồng tính nữ).
Theo nghiên cứu của TS. Jakob Pastoetter trong “Bách khoa tự điển về tính dục Việt Nam”, trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, tại Sài Gòn có 18 quán bar dành cho đồng tính nam và 3 quán bar dành cho đồng tính nữ. Nhiều khách hàng tại các quán bar đồng tính nam là thương gia ở tuổi trung niên và sinh viên dưới 20 tuổi, và rất ít người ẻo lả như phụ nữ. Có nhiều hộp đêm, quán cà phê và dịch vụ xông hơi dành cho khách hàng đồng tính. Nhiều trẻ em mồ côi hay nghèo đói do chiến tranh công khai mời mọc khách hàng tại các góc đường. Có ít nhất 4 tổ chức cung cấp các phục vụ nam cho các khách hàng nam là thương gia Trung Quốc giàu có hay người nước ngoài (hầu hết là người Pháp). Tới năm 2015, Việt Nam đã chính thức bãi bỏ luật cấm hôn nhân ��ồng giới, điều này ảnh hưởng tích cực tới nhóm khách du lịch là người LGBT trong nước và quốc tế trong việc nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia không thuộc trong nhóm kỳ thị người đồng giới nói riêng và các nhóm khác thuộc LGBT nói chung. Khi các dịch vụ về vui chơi giải trí đã xuất hiện tại điểm đến, điều mà khách du lịch LGBT quan tâm chính là các cơ sở lưu trú có thể chấp nhận họ với bất kỳ xu hướng tính dục nào.
Hiện nay, chưa có một thống kê đầy đủ và chính xác về các cơ sở lưu trú thân thiện với cộng đồng LGBT. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn cụ thể công nhận một cơ sở lưu trú dành riêng cho cộng đồng LGBT. Trên thực tế, các sơ lưu trú được đánh giá là “thân thiện với LGBT” được những người thuộc cộng đồng này ghi nhận trong quá trình tiêu dùng và sử dụng dịch vụ tại nơi lưu trú đó.Theo nghiên cứu của TS. Jakob Pastoetter trong “Bách khoa tự điển về tính dục Việt Nam”, trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, tại Sài Gòn có 18 quán bar dành cho đồng tính nam và 3 quán bar dành cho đồng tính nữ. Nhiều khách hàng tại các quán bar đồng tính nam là thương gia ở tuổi trung niên và sinh viên dưới 20 tuổi, và rất ít người ẻo lả như phụ nữ. Có nhiều hộp đêm, quán cà phê và dịch vụ xông hơi dành cho khách hàng đồng tính. Nhiều trẻ em mồ côi hay nghèo đói do chiến tranh công khai mời mọc khách hàng tại các góc đường. Có ít nhất 4 tổ chức cung cấp các phục vụ nam cho các khách hàng nam là thương gia Trung Quốc giàu có hay người nước ngoài (hầu hết là người Pháp). Tới năm 2015, Việt Nam đã chính thức bãi bỏ luật cấm hôn nhân đồng giới, điều này ảnh hưởng tích cực tới nhóm khách du lịch là người LGBT trong nước và quốc tế trong việc nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia không thuộc trong nhóm kỳ thị người đồng giới nói riêng và các nhóm khác thuộc LGBT nói chung. Khi các dịch vụ về vui chơi giải trí đã xuất hiện tại điểm đến, điều mà khách du lịch LGBT quan tâm chính là các cơ sở lưu trú có thể chấp nhận họ với bất kỳ xu hướng tính dục nào.
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số cơ sở lưu trú tại Hà Nội được khách du lịch (chủ yếu là du khách quốc tế) chia sẻ trên các trang tư vấn tiêu dùng du lịch cho cộng đồng LGBT. Bởi vậy, kết quả thu được phần nào dựa trên nhận xét chủ quan của các khách du lịch đã lưu trú tại các cơ sở này. Đó là: Nexy Hostels, Hanoi Trendy Hotel & Spa, Hanoi Marvellous Hotel, Hanoi Lasiesta Hotel Trendy, The Palmy Hotel & Spa, JW Marriott, Hanoi Inter Continental, Lotte Hotel Hanoi, Pan Pacific Hanoi… Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chúng tôi chỉ lựa chọn khảo sát một số nhà nghỉ, khách sạn từ 3 sao trở xuống.
Các khách sạn được ghi nhận là cơ sở lưu trú thân thiện với LGBT được đánh giá dưới 2 khía cạnh: là cơ sở lưu trú đảm bảo chất lượng và là cơ sở lưu trú thân thiện với người thuộc LGBT. Về chất lượng của các cơ sở lưu trú, chúng tôi tham khảo hệ thống đánh giá của 3 trang tư vấn dịch vụ được tin dùng bởi nhiều khách du lịch trên thế giới và Việt Nam, đó là agoda.com, tripadvisor.com và booking.com.
Kết quả đánh giá cho thấy, mặc dù lượng khách hàng và số lượt đánh giá khác nhau nhưng xét trên thang điểm trung bình ứng với số lượng khách thì các khách sạn này đều đạt được mức điểm khá cao. Có khách sạn còn gần đạt mức tuyệt đối, điều này cho thấy rằng, xét về chất lượng, các cơ sở lưu trú thân thiện với LGBT đều đáp ứng tư cách là một sản phẩm trong chuỗi dịch vụ cung ứng du lịch.
Với khía cạnh là cơ sở lưu trú thân thiện với LGBT, chúng tôi thực hiện đánh giá bằng việc xây dựng hệ thống tiêu chí dựa trên thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 của những khách du lịch thuộc cộng đồng LGBT (trong đó 1 với nhận xét tương ứng “hoàn toàn không” và 5 tương ứng với nhận xét “hoàn toàn có”). Kết quả đánh giá cho thấy, các cơ sở lưu trú này hoạt động dựa trên tinh thần là một cơ sở lưu trú thân thiện với LGBT nhưng vẫn phục vụ tất cả các nhóm khách hàng khác trong xã hội. Việc xây dựng hình ảnh của một cơ sở lưu trú thân thiện đối với khách du lịch LGBT tại Hà Nội hiện nay chưa thật sự rõ ràng. Các cơ sở lưu trú này tuy được khách du lịch đánh giá là thân thiện với LGBT song vẫn còn khá e ngại trong việc công khai sự ủng hộ dành cho nhóm khách du lịch này. Rào cản này là do các ảnh hưởng từ định kiến của xã hội đặc biệt là nhóm khách du lịch gia đình. Cho dù họ có ủng hộ hay không ủng hộ các khách du lịch là LGBT thì một phần nào đó họ vẫn cảm thấy không thoải mái khi ở cùng với khách LGBT tại một cơ sở lưu trú. Thêm nữa, tại đây vẫn còn thiếu các dịch vụ như nhà vệ sinh, khu massage, xông hơi… dành riêng cho LGBT hoặc các biểu tượng gợi ý dịch vụ dành cho nhóm khách này.
Có thể thấy, các cơ sở lưu trú thân thiện với cộng đồng LGBT xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Trong tương lai, các cơ sở này sẽ được nhân rộng và không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… mà còn trở nên phổ biến hơn ở nhiều địa phương khác. Không chỉ các cơ sở lưu trú mà các công ty lữ hành hoặc các cơ sở dịch vụ giải trí, dịch vụ bổ sung dành riêng cho khách du lịch LGBT cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn để thu hút nhóm khách hàng này. Du lịch LGBT thực sự là một thị trường ngách hấp dẫn đối với ngành Du lịch toàn thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Theo nghiên cứu của Out Now Bussiness Class - Hiệp hội kết nối doanh nghiệp kinh doanh về LGBT hàng đầu thế giới, số tiền mà LGBT toàn thế giới chi trả cho hoạt động du lịch đã vượt quá con số 165 tỷ USD vào năm 2012. Sản phẩm du lịch chuyên biệt dành cho LGBT (LGBT tour) tại Việt Nam hoàn toàn có thể được xây dựng và phát triển với mục đích khắc phục những khó khăn, bất lợi đối với khách du lịch LGBT, tạo ra sự thoải mái về tâm lý để du khách có thể cảm nhận được dịch vụ du lịch một cách hoàn hảo nhất, tạo thương hiệu cho sản phẩm và phát triển thị trường ngách đầy tiềm năng này.
Sản phẩm du lịch LGBT bao gồm một hệ thống các đại lý du lịch (travel agency), hãng lữ hành (tour operator), hãng vận tải, cơ sở lưu trú và các công ty quảng bá - xúc tiến với mong muốn mang các điểm đến thân thiện với LGBT tới cộng đồng này. Sự ra đời của các điểm đến thân thiện với LGBT đã phần nào giúp cho quá trình hình thành và phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách này trở nên dễ dàng hơn khi những người làm du lịch có thể kết nối chúng với nhau.
|
TS. Nguyễn Thu Thủy
Dương Quốc Trung
Tạp chí Du lịch tháng 8/2018