Bảng 1. Chỉ số cạnh tranh trong du lịch và lữ hành 2011 của châu Á - Thái Bình Dương
Quốc gia
|
Xếp hạng của khu vực
|
Xếp hạng của 139 nước
|
Số điểm
|
Singapore
|
1
|
10
|
5.23
|
Hồng Kông SAR
|
2
|
12
|
5.19
|
Australia (Úc)
|
3
|
13
|
5.15
|
New Zealand
|
4
|
19
|
5.00
|
Nhật Bản
|
5
|
22
|
4.94
|
Hàn Quốc
|
6
|
32
|
4.71
|
Malaysia
|
7
|
35
|
4.59
|
Đài Loan, Trung Quốc
|
8
|
37
|
4.56
|
Trung Quốc
|
9
|
39
|
4.47
|
Thái Lan
|
10
|
41
|
4.47
|
Brunei
|
11
|
67
|
4.07
|
Ấn Độ
|
12
|
68
|
4.07
|
Indonesia
|
13
|
74
|
3.96
|
Việt Nam
|
14
|
80
|
3.90
|
Philippines
|
18
|
94
|
3.69
|
Campuchia
|
21
|
109
|
3.44
|
(Nguồn: The Travel&Tourism Competitiveness Report 2011, www.weforum.org/ttcr)
Cơ sở để báo cáo trên xếp hạng được căn cứ vào ba nhóm chỉ số với 17 chỉ số cụ thể so sánh trong 139 quốc gia và từ các chỉ số này sẽ đưa ra sự xếp hạng cũng như tính điểm cụ thể.
Đối với Du lịch Việt Nam, có thể tham khảo những chỉ số cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2. Chỉ số cạnh tranh của Du lịch Việt Nam, 2011
Các chỉ số
|
Xếp hạng trong 139 nước
|
Số điểm
|
Nhóm 1. Cơ cấu điều chỉnh trong du lịch và lữ hành.
|
89
|
4.3
|
+ Chính sách và các quy định
|
67
|
4.4
|
+ Sự bền vững của môi trường
|
115
|
4.1
|
+ Vấn đề an ninh và an toàn
|
68
|
4.8
|
+ Vấn đề vệ sinh và y tế
|
89
|
4.1
|
+ Những ưu tiên cho du lịch và lữ hành
|
107
|
4.0
|
Nhóm 2. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng trong du lịch và lữ hành
|
89
|
3.3
|
+ Cơ sở hạ tầng của ngành hàng không
|
85
|
2.7
|
+ Cơ sở hạ tầng đường bộ
|
77
|
3.3
|
+ Cơ sở hạ tầng cho du lịch
|
110
|
2.1
|
+ Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
|
67
|
3.2
|
+ Giá cả cạnh tranh trong du lịch và lữ hành
|
16
|
5.2
|
Nhóm 3. Nguồn nhân lực, tài nguyên văn hóa và tự nhiên
|
46
|
4.1
|
+ Nguồn nhân lực
|
72
|
4.
|
-Giáo dục và đào tạo
|
83
|
4.4
|
- Khả năng sẵn sàng lao động của nguồn nhân lực
|
33
|
5.3
|
+ Sự hấp dẫn của du lịch và lữ hành
|
87
|
4.5
|
+ Nguồn tài nguyên tự nhiên
|
51
|
3.6
|
+ Nguồn tài nguyên văn hóa
|
36
|
3.6
|
(Nguồn: The Travel&Tourism Competitiveness Report 2011, www.weforum.org/ttcr)
Qua các chỉ số đánh giá cụ thể trên, có thể thấy rằng ưu thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trước hết là chỉ số về giá cả cạnh tranh trong du lịch và lữ hành (xếp thứ 16/139 nước). Tiếp đến là khả năng sẵn sàng lao động của nguồn nhân lực Việt Nam (xếp thứ 33/139 nước) và cuối cùng là nguồn tài nguyên văn hóa (xếp thứ 36/139 nước).
Những chỉ số cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của Du lịch Việt Nam cần khắc phục sớm đó là chỉ số về bảo vệ môi trường bền vững (xếp thứ 115/139 nước), sau đó là chỉ số về cơ sở hạ tầng du lịch (xếp thứ 110/139 nước) và cuối cùng đó là chỉ số những ưu tiên cho du lịch và lữ hành (xếp thứ 107/139 nước).
Tất cả những chỉ số trên là tư liệu tham khảo rất hữu ích cho ngành Du lịch, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư điều chỉnh, hoàn thiện và khắc phục trong khả năng có thể để đưa năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam lên tầm cao mới, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới.
TS. Trịnh Xuân Dũng