Bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương cho du khách
Theo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 qua ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011 - 2015” của Tổng cục Thống kê, trong những năm vừa qua, thứ hạng kinh tế của Việt Nam so với các nước không cải thiện nhiều. Từ mức tăng 7-8% những năm trước đó thì năm 2008 giảm xuống chỉ còn 5,66%,
Cũng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2011-2015, xuất khẩu dịch vụ du lịch vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước ta, trong khoảng 67-71%/năm, nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Xuất khẩu các dịch vụ tài chính, bảo hiểm chiếm tỷ trọng thấp (dưới 2% mỗi ngành). Xuất khẩu dịch vụ vận tải hàng không tuy phát triển nhưng tỷ trọng chưa cao, dịch vụ vận tải biển chậm phát triển du yếu về năng lực (giá trị xuất khẩu từ dịch vụ vận tải chiếm 20-26% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ).
Một lợi thế có thể nhìn thấy rõ khi đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ du lịch là đây là ngành thu hút nhiều lao động, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Với đặc thù của mình, giá trị gia tăng mà ngành tạo ra cũng rất cao; đồng thời phát triển du lịch còn giúp các ngành khác như nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ có thể gia tăng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình.
Trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế đã có dấu hiệu chậm lại, năng lực phát triển các ngành dịch vụ khác còn hạn chế trong khi ngành Du lịch còn có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng chưa được tạo điều kiện tương xứng, việc tập trung phát huy tiềm năng để phát triển ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần được coi là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước.
HN