Vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong quản trị kinh doanh điểm đến du lịch
|
Cấp quốc gia |
Cấp tỉnh, vùng |
Cấp địa phương |
Xúc tiến điểm đến bao gồm xây dựng thương hiệu và hình ảnh điểm đến du lịch |
X |
X |
|
Khuyến khích hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ |
X |
X |
X |
Thông tin về dịch vụ tại điểm đến du lịch |
X |
X |
X |
Mở rộng hoạt động đăng ký đến điểm tham quan du lịch |
|
|
X |
Phối hợp và quản trị các chủ thể tại điểm đến du lịch |
|
|
X |
Thông tin và đăng ký chỗ cho khách tham quan du lịch |
|
|
X |
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch |
|
X |
X |
Tư vấn kinh doanh trong du lịch |
|
X |
X |
Phát triển “sản phẩm” phục vụ du lịch |
|
X |
X |
Phát triển và quản lý các sự kiện phục vụ du lịch |
|
X |
X |
Phát triển và quản lý các điểm tham quan du lịch |
|
X |
X |
Xây dựng chiến lược, nghiên cứu và phát triển du lịch |
X |
X |
X |
Vai trò, trách nhiệm của các cấp trong quản trị kinh doanh điểm đến du lịch
Nguồn: A practical guide to tourism destination management, UNWTO, 2005
Chính phủ có vai trò trong việc tạo các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các lĩnh vực có thể có lợi thế cạnh tranh. Để tạo điều kiện và hỗ trợ cho ngành Du lịch phát triển, nhiều Chính phủ chịu áp lực trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, xây dựng các trường đào tạo nghề du lịch cũng như việc xây dựng hình ảnh của điểm đến trên thị trường quốc tế. Tất cả các hoạt động này đòi hỏi chi phí lớn từ ngân sách.
Ngoài ra, chính phủ cần tạo ra những ưu đãi cho sự phát triển du lịch, thông qua việc khuyến khích phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh phục vụ du lịch. Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch và chính sách chung cho việc phát triển du lịch là nhiệm vụ được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ. Các cơ quan quản trị điểm đến tập trung vào phát triển và cung cấp các sản phẩm du lịch.
Đối với các nước, ngành Du lịch được ưu tiên phát triển trong cơ cấu các ngành kinh tế, các hoạt động đầu tư lớn sẽ được tập trung vào cơ sở hạ tầng như phát triển hàng không, cảng biển, đường xá, hệ thống cung cấp điện, nước..., đều được đầu tư từ ngân sách.
Đối với một số nước kém phát triển, sự đầu tư này thường được thực hiện bằng quan hệ đối tác công - tư.
Chính phủ các nước thường ít tham gia trực tiếp vào việc phát triển sản phẩm du lịch do Chính phủ thường chịu trách nhiệm cho việc xây dựng mục tiêu và định hướng cho các thành phần kinh tế kinh doanh tại điểm đến du lịch; xây dựng danh tiếng của các điểm đến như là một nơi có hoạt động du lịch hấp dẫn thông qua các hoạt động quảng cáo và xúc tiến hình ảnh chung của điểm đến.
Vì vậy, tại các điểm đến đã phát triển tốt và lâu đời, việc phát triển sản phẩm được nhường lại cho các lực lượng tham gia vào thị trường. Vai trò của các chính phủ ở đây thường chỉ thể hiện ở việc định hướng để tạo ra các sản phẩm du lịch theo nghĩa rộng như du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch cụ thể nhằm nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống họ.
Châu Anh