Các thành phần tham gia
Có nhiều các bên liên quan của khu vực công và tư nhân được tham gia trong việc thực hiện các chức năng của quản trị kinh doanh điểm đến, đó là:
- Cơ quan nhà nước và chính quyền cấp vùng/tỉnh
- Cơ quan đảm bảo việc an ninh và an toàn cho khách
- Cơ quan nghiên cứu phát triển kinh tế
- Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao thông vận tải
- Các điểm tham quan, cơ sở tổ chức sự kiện và văn hóa nghệ thuật
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn, uống và giải trí
- Các doanh nghiệp lữ hành
- Các chi nhánh hoặc đại diện doanh nghiệp lữ hành gửi khách đến
- Các phương tiện truyền thông
- Các hiệp hội du lịch địa phương và các đối tác
- Các cơ quan hỗ trợ kinh doanh
Các cơ chế phối hợp và hợp tác
Các cơ chế sau đây có thể được sử dụng để phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan như sau:
- Nhóm phát triển và quản lý đối tác giám sát: Xây dựng chiến lược phát triển chung; Xây dựng kế hoạch phát triển điểm đến; Thực hiện kế hoạch trên cơ sở phát triển chung
- Nhóm liên kết phát triển sản phẩm và các dự án xúc tiến
- Cùng nhau thực hiện các dự án quy hoạch trọng điểm(bao gồm cả dự án đầu tư) và thực hiện theo thời gian kế hoạch chung.
- Quá trình quản trị: Kế hoạch quản trị điểm đến là công cụ quan trọng để xây dựng quan hệ đối tác và những cam kết. Tài liệu này cần nêu cụ thể kế hoạch hành động bao gồm: Phối hợp hành động trong một tổ chức chung; Tăng cường sự liên kết giữa chiến lược và hành động; Áp dụng những kiến thức và chuyên môn của quản trị điểm đến để xây dựng kế hoạch cho các tổ chức khác; Vận dụng những kinh nghiệm về quản trị và xúc tiến điểm đến.
Quan hệ đối tác công - tư (PPP)
Vai trò của quản trị trong ngành Du lịch đang trải qua một sự thay đổi từ một mô hình khu vực công truyền thống, đó là nhà nước ban hành các chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng sang quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư nhân (Quan hệ đối tác công - tư). Nhà nước bao gồm Chính phủ, cơ quan trực thuộc Chính phủ như Bộ ngành, chính quyền các thành phố và các cấp. Tư nhân là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài (có thể là cá nhân, tổ chức có chuyên môn về kỹ thuật, tài chính). Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa, hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sử dụng được kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả trong quản lý của khu vực tư nhân; đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh tài chính cho dự án; rủi ro được chia sẻ giữa các đối tác khác nhau trong lĩnh vực du lịch.
Hình thức đối tác công tư gồm 5 mô hình chủ yếu, đó là: Hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản lý; Hợp đồng thuê, hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT); Hợp đồng nhượng quyền; Hợp đồng dịch vụ.
Trong quan hệ đối tác này có thể bao gồm các mức độ khác nhau của sự tham gia của chủ thể thông qua nhiều nghĩa vụ hợp đồng bao gồm: Mối quan hệ tốt làm việc (bao gồm cả mối liên lạc thường xuyên) giữa hai hay nhiều đối tác; Liên tục phối hợp điều chỉnh lẫn nhau về chính sách và thủ tục của các đối tác để đạt được mục tiêu chung; Thực hiện quảng cáo hoặc các thỏa thuận tạm thời để thực hiện một nhiệm vụ, dự án cụ thể; Phối hợp thường xuyên hoặc thường xuyên thông qua một thỏa thuận chính thức để thực hiện một chương trình hoạt động chuyên biệt.
Quan hệ đối tác có thể được hình thành với mục đích kinh tế, xã hội hay môi trường trong việc phát triển du lịch tại điểm đến du lịch. Ví dụ: Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch tại điểm đến du lịch như xây các đường xá, bến cảng hoặc như vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái tại các điểm đến du lịch cũng như các điểm tham quan du lịch.
Châu Anh