 |
Ngành Du lịch Hà Nội chào đón vị khách thứ 5 triệu đến Thủ đô |
Đây là con số rất ấn tượng khi ngành Hàng không phải vượt qua những khó khăn về dịch cúm gia cầm, thiên tai và sự leo thang chóng mặt của giá xăng dầu. Dự báo năm 2006, thị trường vận chuyển Hàng không tiếp tục giữ vững tăng trưởng ở mức cao, 15 - 16%. Với dịch vụ ổn định, an toàn và không ngừng nâng cao về chất, mở rộng về lượng, ngành Hàng không đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng du lịch, tạo nên bộ mặt mới cho du lịch Việt Nam.
Một trong những hoạt động luôn được ngành Hàng không chú trọng là công tác đảm bảo an toàn, an ninh hàng không, bên cạnh đó là nâng cao chất lượng dịch vụ sao cho mỗi chuyến bay đi đến Việt Nam luôn tạo cho hành khách, trong đó có khách du lịch sự yên tâm và hài lòng với sự phục vụ và nụ cười Việt Nam. Công tác đảm bảo an toàn hàng không được tuân thủ nghiêm ngặt ở tất cả các khâu: tại sân bay; khai thác - bảo dưỡng tàu; dịch vụ phục vụ, hành khách, hành lý, hàng hoá trên tàu bay và quản lý hoạt động bay. Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, thiết lập hệ thống tiếp nhận và xử lý các báo cáo về sự cố và tai nạn hàng không, tổ chức giảng bình, rút kinh nghiệm đối với các sự cố xẩy ra trong quá trình khai thác, tổ chức các hội thảo về an toàn chất lượng ngành hàng không được đặc biệt quan tâm nhằm giữ vững hệ số an toàn cao, xây dựng các chương trình chủ động ngăn chặn sự cố, tai nạn hàng không. Năng lực quản lý, giám sát khai thác tµu bay của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cũng được hoàn thiện, cùng với việc Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế liên quan đến tàu bay đã tạo điều kiện để quốc tế công nhận và cho phép các tàu bay thuê được đăng ký tại Việt Nam. Việc chuyển các đăng ký tµu bay thuê của các hãng Hàng không Việt Nam từ nước ngoài về Việt Nam đã giảm đáng kể chi phí liên quan đến việc duy trì các chứng chỉ như chứng chỉ đăng ký, chứng chỉ khả phi …, đồng thời nâng cao việc giám sát an toàn đối với tàu bay khai thác. Trước tình hình tai nạn hàng không gia tăng trên thế giới trong năm 2005, Cục HKVN đã ban hành Chỉ thị số 2151/CT - CHK về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động Hàng không tại Việt Nam, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các nhà khai thác vận chuyển Hàng không, các cảng Hàng không sân bay và trung tâm quản lý bay thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn hàng không.
Với sự nỗ lực và ý thức trong việc thực hiện các quy định về an toàn hàng không, những năm qua, ngành Hàng không đã giảm tối đa các sự cố uy hiếp an toàn Hàng không, không để xảy ra một vụ tai nạn nào và luôn duy trì hệ số an toàn cao trong hoạt động khai thác vận chuyển hàng không thương mại tại Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn, ngành Hàng không cũng chú trọng công tác nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đầu tư trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực tiếp cận và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Một trong những điểm nổi bật đó là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay và đầu tư vào đội tàu bay.
Các cảng Hàng không quốc tế của Việt Nam thuộc cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO với đường cất hạ cánh được trang bị hệ thống đèn đêm và các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh. Các nhà ga hành khách đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất hiện tại là 11 triệu hành khách/năm (Nội Bài: 4 triệu, Đà Nẵng: 1 triệu, Tân Sơn Nhất: 6 triệu). Ba Cảng hàng không quốc tế đã và đang đồng loạt triển khai các dự án đầu tư lớn nhằm nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ như: đường cất hạ cánh 1B, nhà ga hàng hóa công suất 260 nghìn tÊn hàng hóa/năm tại Nội Bài; nhà ga hành khách mới với công suất 4 triệu hành khách/năm tại cảng hàng không Đà Nẵng; nhà ga hành khách quốc tế mới với công suất 10 triệu hành khách/năm tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (dự kiến hoàn thành 2007). Các cảng hàng không địa phương cũng được nâng cấp, cải tạo và xây mới các công trình nhằm tăng khả năng thông qua cũng như tiêu chuẩn dịch vụ.
Việc sử dụng, đầu tư mới, chuyển giao công nghệ khai thác, bảo dưỡng đội tàu bay tiên tiến do các hãng chế tạo tàu bay hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus, ATR… sản xuất đã giúp các hãng Hàng không Việt Nam rút ngắn trình độ phát triển với các hãng hàng không trong khu vực, nâng cao tính an toàn, ổn định của hoạt động khai thác, bảo dưỡng, tăng chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, giảm chi phí khai thác, nâng cao hình ảnh, thương hiệu Việt Nam, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường Hàng không Việt Nam nói chung và của các hãng Hàng không Việt Nam nói riêng. Hiện nay, độ tuổi trung bình của đội tàu bay là 7,3 năm, trong đó khoảng 50% số này có đội tuổi từ 8 đến 10 năm. Từ năm 2002 đến nay, Hàng không Việt Nam đã đầu tư mua mới 04 tàu bay B777 - 200, 05 tàu bay A321 - 200 với tổng số tàu bay sở hữu của Hàng không Việt Nam vào năm 2005 là 19 chiếc, chiếm 43% về số lượng và 35% về năng lực vận chuyển trong đội tàu bay. Hàng không Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 10 tàu bay A321 (tiếp nhận từ 2006), 04 tàu bay B787 (tiếp nhận từ năm 2009). Như vậy tại thời điểm này đội tàu bay của các hãng Hàng không Việt Nam đạt loại tiên tiến, hiện đại, độ tuổi trung bình thấp, có mức độ tiện nghi và an toàn cao với hai loại chủ yếu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo.
Chất lượng dịch vụ của Hàng không Việt Nam được nâng cao, thể hiện đồng bộ ở tất cả các mặt như bán vé, đặt giữ chỗ, thủ tục check-in, mức độ thân thiện trong phục vụ của tiếp viên, suất ăn, hệ thống giải trí trên chuyến bay (video, ca nhạc, sách báo), chương trình khách hàng thường xuyên, chương trình chăm sóc khách hàng... Cho đến nay, để tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ, các hãng Hàng không Việt nam đã tham gia các chương trình và các loại hình dịch vụ mới như hệ thống kiểm soát tại sân (DSC) tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tham gia chương trình tìm kiếm hành lý thất lạc (World Tracer), chương trình xuất visa tự động (ETAS) của hệ thống SITA và các hệ thống đặt giữ chỗ toàn cầu như ABACUS, AMADEUS, GALILEO. Chất lượng dịch vụ cho tới thời điểm hiện nay, theo đánh giá của các Tổ chức như: Công ty Skytrax (Anh), Tạp chí Abroad (Nhật Bản) và theo kết quả điều tra thị trường của ngành Hàng không cho thấy Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đạt mức khá trong khu vực và trên thế giới.
Như chúng ta đã biết, Hàng không và Du lịch có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Để đạt mục tiêu góp phần khai thác tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, với tư cách là sứ giả đầu tiên chào đón khách nước ngoài đến Việt Nam, ngành Hàng không đang thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ từ công tác vĩ mô như hoạch định chính sách, đầu tư hạ tầng, phát triển mở rộng thị trường cho đến việc chăm sóc khách hàng, nụ cười của nhân viên hàng không…, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những chuyến bay cũng như mang lại cảm giác hài lòng cho hành khách về mỗi chuyến bay đi đến Việt Nam.
Có thể nói, ngành Hàng không đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ hành khách góp phần quan trọng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đảm bảo thực hiện vượt kế hoạch 3,2 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2005, tạo nên diện mạo mới cho ngành Du lịch Việt Nam và đưa Việt Nam thành điểm đến an toàn, hấp dẫn với vẻ đẹp tiềm ẩn.
NGUYỄN TIẾN SÂM Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch