Dự án nhằm hình thành một thành phố truyền thông thông minh đầu tiên tại Việt Nam, trong đó chú trọng phát triển ngành công nghệ thông tin, công nghệ thực tế ảo và ngành công nghiệp điện ảnh; đồng thời, kết nối với các nguồn tài nguyên lịch sử vốn được bảo tồn ở Huế, nguồn nhân lực chất lượng cao và ngành công nghiệp du lịch tại địa phương.
Dự án sẽ mở rộng các ngành công nghiệp vốn có thông qua việc thu hút các ngành công nghiệp mới gắn kết với du lịch; đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chiến lược; đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, tạo ra cơ hội việc làm cho nguồn lao động địa phương; phát triển đô thị bền vững thông qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thông minh.
Thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để xây dựng một chính quyền phục vụ, một đô thị thông minh, trở thành đơn vị dẫn đầu toàn quốc về phát triển chính phủ điện tử cấp tỉnh.
Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp 1.349 thủ tục hành chính cấp độ 2; 530 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3; 404 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Một số cơ quan triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông...
|
PV