Ở Thái Lan, Lào, Campuchia có tục té nước vào du khách với mong muốn dập tan mọi hạn ách của nước, qua đó cho mọi người sức khỏe và của cải. Tại Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, trong ngày tết các đoàn lân sư rồng đến gõ cửa từng nhà, nhất là các hộ buôn bán để ban phúc cho gia đình quanh năm phát đạt. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản mọi người đều đi chùa đầu năm, thỉnh chuông, niệm Phật song không phải cho mình mà là cầu cho thân hữu xung quanh và quốc thái dân an. Ở Ba Lan và nhiều nước cùng khu vực cha mẹ lại vỗ vào mông con cháu, hoặc bạn bè đá nhẹ vào nhau bằng đầu gối để chúc đỗ đạt, thăng tiến. Người ta cũng thường nắm chặt hai tay khi muốn chúc ai đó thành công và chỉ buông ra khi cảm giác người kia đã làm được việc. Lại có dân tộc xoa đầu trẻ con, hay để chúng đứng lên ghế, ngồi kế bên mình trong việc đại sự để khích lệ chúng mau lớn, giỏi giang... Đất nước Ấn Độ có phong tục bố thí đầu năm, khi qua đường thấy ai cơ nhỡ họ dừng lại trợ giúp một số tiền. Người Nhật Bản, Anh, Mỹ lại có tục tặng nhau một cái ví đựng sẵn chút tiền bạc.

Ở Trung Quốc, người dân coi số 6 tượng trưng cho tài lộc và số 8 cho thịnh phát nên làm gì cũng mang theo sáu hoặc tám. Ngược lại họ rất kỵ số 4 nên cất gói cẩn trọng các vật có góc cạnh chữ A, kiềm chế hung tính. Với người Nhật, Anh, Mỹ thì số bảy lại là số may mắn do vậy khi mua sắm, thi cử, sửa chữa đều hướng tới con số này. Số 31 ở các nước như Mexico, Argentina, Colombia… là số không hay nên cuối năm theo lệ thường, người dân sẽ chống lại nó bằng sự vui nhộn, như thắp đèn, trang trí nhà cửa sáng trưng; phụ nữ, trẻ em đều mặc áo vàng và nam giới thì đi lại tấp nập trên phố mang theo một cái cặp to để mong suốt ngày rong chơi. Số 15 với Tây Ban Nha và các nước nói tiếng này là số hên. Số 3 với Thụy Điển cũng là số đẹp. Những nước có nhiều rừng đến tết đều gõ ba lần vào gỗ để các thần linh trong gỗ xuất hiện mà phù trợ, sẽ có ba vị thần hoặc một thần hiện lên ba lần đáp ứng các mong ước. Những nước trồng lúa lại có tục rắc gạo hay té bột vào người nhằm cầu mong no ấm.

Người Thái Lan rất thích dùng bùa may. Trong mọi việc ngày thường lẫn giỗ tết họ đều mang bùa. Trong nhà cũng thờ nhiều tượng Phật do nước này theo đạo Phật. Người Nhật Bản do tín ngưỡng đa thần nên cũng có khá nhiều đồ phong thủy thu hút tài lộc. Để cầu may, họ thường đặt cả chục vật phẩm trong nhà như tượng Daruma - tượng của Bồ Đề Đạt Ma được làm bằng giấy sặc sỡ. Đặc biệt ở vùng núi lửa Hakone, có tục ăn trứng đen Kurotamago, mỗi quả ứng giúp sống thêm 7 năm, hai quả 14 năm... Dường như nhà ai cũng treo một cái lồng đèn hay diều hình cá chép hàm ý cá chép vượt vũ môn hóa rồng mang lại thịnh vượng. Ở Ấn Độ, để tăng tài lộc, người dân sẽ đeo dấu chân nữ thần Lakshmi cũng như trưng ảnh, tượng nữ thần. Họ quan niệm voi là con vật đem lại nhiều may mắn, của cải nên thường lấy hình voi làm trang sức. với ngVới người Đức, ngựa lại là con vật của phồn vinh nhờ dũng mãnh, thông minh, giỏi việc như chuyên chở, bảo vệ, kéo xe, đưa thư và xông pha trận mạc. Do vậy, ngày xuân, trước cửa luôn treo một cái móng sắt vừa tịch tà, bảo an vừa thu hút của cải, sức khỏe.
Chu Mạnh Cường