Một trong những cách tiếp cận tổng quát nhất đó là tìm hiểu về chuỗi cung ứng dịch vụ và hàng hóa cho hoạt động du lịch.
Sơ đồ chuỗi cung ứng dịch vụ và hàng hóa trong hoạt động du lịch
Một chuỗi cung ứng du lịch có thể được coi như là một mạng lưới các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau cung ứng một hoặc nhiều thành phần của sản phẩm/dịch vụ du lịch như: dịch vụ hàng không và dịch vụ lưu trú, cho sự phân phối và marketing các sản phẩm dịch vụ du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các doanh nghiệp tham gia ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm nhiều thành phần, không chỉ có các dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các hoạt động tham quan, các hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống và bar, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất đồ ăn, xử lý rác thải,…, mà còn có cả sự tham gia của các cơ quan nhà nước như về hộ chiếu, visa, hải quan cũng như các dịch vụ hạ tầng phục vụ cho du lịch tại điểm đến. Đó là tất cả những yếu tố cấu thành của một chương trình du lịch mà khách hàng mong đợi và trả tiền cho điều đó
Quản trị chuỗi cung ứng du lịch là sự liên kết các quá trình trong hoạt động kinh doanh du lịch từ các nhà cung cấp ban đầu (vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, mua sắm trong quá trình du lịch) đến người sử dụng cuối cùng (khách du lịch) nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin cho khách du lịch. Việc tạo lập và quản trị chuỗi cung ứng du lịch hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích cho các bên liên quan (nhà nước, nhà cung ứng, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và người dân địa phương tại điểm đến du lịch). Đây cũng chính vấn đề nâng cao chất lượng “sản phẩm du lịch”.
Vấn đề đặt ra trong thực tiễn của ngành Du lịch Việt Nam, chúng ta đã quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào các cấp, các doanh nghiệp như thế nào? Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành Du lịch.
PV