Liên quan đến các bên tham gia nhiều với các mục tiêu và các yêu cầu khác nhau;
Điểm đến du lịch là một không gian địa lý, vì thế tại đây có rất nhiều bên tham gia vào hoạt động du lịch cả trực tiếp và gián tiếp.
- Trước hết, đó là chính quyền địa phương có mục tiêu phát triển du lịch để giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội. Về kinh tế, thông qua hoạt động du lịch để phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu ngân sách và về xã hội giải quyết được việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Xây dựng hình ảnh của địa phương trong nhân dân cả nước cũng như khách quốc tế. Nhưng phát triển du lịch được yêu cầu phải đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và môi trưởng để phát triển bền vững
- Đối với cộng đồng dân cư tại điểm đến, mục tiêu của phát triển du lịch là tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao, phát triển được những ngành, nghề thủ công truyền thống, mở rộng giao lưu và nâng cao nhận thức với nhiều vùng miền và các dân tộc khác nhau...Bên cạnh đó, họ cũng có yêu cầu được đảm bảo cuộc sống, tránh tác động tiêu cực của du lịch đến nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán của cộng đồng.
- Các doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp trực tiếp và những doanh nghiệp gián tiếp phục vụ khách du lịch. Mục tiêu của đối tượng này là phục vụ khách với chất lượng cao nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bên cạnh đó, yêu cầu của các doanh nghiệp là đảm bảo việc kinh doanh bình đẳng, tránh cạnh tranh không lành mạnh.
- Các tổ chức xã hội khác như: Hiệp hội(hội) của các ngành, nghề kinh doanh mục đích của họ là tập hợp những nhà kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của các hội viên trên thị trường.
Bao gồm nhiều sản phẩm của các ngành, nghề khác nhau tại các điểm đến.
Tại điểm đến du lịch, có nhiều sản phẩm của các ngành, nghề khác nhau cung cấp không chỉ cho khách du lịch mà còn cung cấp cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Đối với khách du lịch, đó là các dịch vụ(lưu trú, ăn, uống, tham quan, giải trí, vận chuyển..v.v).
- Đối với cộng đồng dân cư địa phương đó là các hàng hóa về lương thực,thực phẩm, về sinh hoạt và các loại dịch vụ như chữa bệnh, giải trí...v.v.
Những sản phẩm này do nhiều ngành cung ứng, đối với khách du lịch ngoài các cơ sở lưu trú, còn có các doanh nghiệp lữ hành, các nhà hàng. Ngay cả đối với cơ sở lưu trú cũng có nhiều ngành liên quan như: điện, nước, thông tin liên lạc, ngân hàng, các ngành cung ứng lương thực, thực phẩm, máy móc, thiết bị...v.v.
Để đảm bảo chất lượng của hàng hóa và dịch vụ tại một điểm đến du lịch, cần tính toán sức chứa khách du lịch tại đây để cân đối giữa nhu cầu của khách và nhu cầu của cộng đồng dân cư sở tại.
Điểm đến du lịch chịu sự tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.
Điểm đến du lịch chịu sự tác động của những yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.
- Những yếu tố khách quan. Đó là thời tiết, khí hậu và các yếu tố khác của thiên nhiên như: động đất, sóng thần, dịch bệnh. Riêng về yếu tố thời tiết và khí hậu tạo ra tính chất mùa vụ của mỗi một điểm đến du lịch. Có thể thấy, mùa đông ở khu vực ASEAN sẽ là mùa phục vụ khách du lịch của các nước châu Âu hoặc mùa hè sẽ là mùa phục vụ khách du lịch nội địa của các khu du lịch vùng biển nước ta...v.v.
Dịch bệnh là yếu tố khách quan khiến cho khách du lịch hạn chế đến các điểm đến du lịch nơi có dịch bệnh. Như dịch cúm gia cầm năm 1997 hoặc dịch H5N1 năm 1997 đã tác động rất lớn đến hoạt động du lịch.
- Những yếu tố chủ quan. Đó là việc đảm báo an ninh, an toàn cho khách du lịch tại điểm đến du lịch.Không để xẩy ra các hiện tượng như: khủng bố, cướp tài sản, ngay cả vấn đề về ăn cắp, đeo bám khách để bán hàng, lừa dối khách...v.v, cũng tạo ra những ấn tượng và cảm xúc không tốt đối với khách.
Châu Anh