- Thỏa mãn đầy đủ nh��t các nhu cầu của khách tại điểm đến.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
- Phát triển sản xuất - kinh doanh.
- Tạo nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Phát triển một cách bền vững
Có rất nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển việc sản phẩm du lịch tại điểm đến, đó là:
- Sản phẩm du lịch không phải chỉ là một hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách. Một sản phẩm du lịch trong một điểm đến là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Vì thế, phạm vi và quy mô của sản phẩm du lịch là những gì thu hút khách du lịch đến và phục vụ khách với chất lượng cao.
- Chính sách phát triển tổng thể của một điểm đến du lịch phải được nằm trong các ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng hoặc tỉnh, thành phố trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch phải phù hợp với các chiến lược này.
- Phát triển sản phẩm du lịch phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp thị là một sự kết nối liên tục trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm phải tuân theo các quy luật cơ bản của thị trường, đó là các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị.
- Phát triển sản phẩm du lịch có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:
+ Các yếu tố thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm...), nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác; đặc biệt là vấn đề tiếp thị, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho điểm đến.
+ Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch bao gồm phát triển những điểm tham quan, các hoạt động và các dịch vụ đa dạng phục vụ khách.
Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một vai trò quyết định đến việc phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến du lịch.
Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụ cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư xung quanh.
Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.
Châu Anh