Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là một công trình kiến trúc to, đẹp, là trung tâm văn hoá lớn với chức năng, nhiệm vụ: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền và phát huy vốn di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thưởng thức múa rối nước do chính nhân viên của Bảo tàng biểu diễn.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam còn được biết đến là một công trình kiến trúc được giải thưởng Hồ Chí Minh, toạ lạc trên diện tích đất 40.000m2, ngay cạnh dòng sông Cầu thơ mộng.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hoá vùng, giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú.
Bộ trưởng thăm quan khu trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y). Đồng bào sống chủ yếu ở nhà sàn, trồng lúa trên các thung lũng, ven sông suối, với hệ thống dẫn nước bằng mương, phai, lái, lín, cọn nước. Các nghề thủ công rèn, dệt vải khá phát triển với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt họ có đời sống tinh thần phong phú với nhiều điệu xoè và bài hát then độc đáo.
Khu trưng bày và giới thiệu văn hoá các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và ngôn ngữ Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu).
Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển Miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.
Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán cư trú trên cả ba vùng Bắc, Trung, Nam; Văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.
Bộ trưởng chăm chú thưởng thức điệu múa Tắc xình của người Sán Chay.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã ghé thăm một ngồi đền của người Khmer nằm trong khuôn viên của Bảo tàng các dân tộc Việt Nam.
Kết thúc chuyến thăm, Bộ trưởng đã xuống kiểm tra khu vực bảo quản gần 30.000 tài liệu hiện vật có giá trị.
Nguồn:toquoc.vn