loài tê giác và hổ. Báo cáo xác định Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số lượng lớn nhất và được coi là tác nhân gây ra khủng hoảng săn bắn trộm tại Nam Phi. Năm 2011, có đến 448 cá thể tê giác đã bị giết hại để lấy sừng tại quốc gia này, và đã mất thêm 262 cá thể khác cho đến thời điểm này năm nay. Nam Phi cũng là quốc gia nhận thẻ vàng trong đánh giá tuân thủ và thực hiện cam kết CITES đối với loài tê giác. Cũng theo như trong báo cáo, một số công dân Việt Nam đã bị bắt giữ tại Nam Phi do liên quan tới các vụ vận chuyển sừng tê giác bất hợp pháp.
Bà Elisabeth McLellan, Quản lý Chương trình Loài toàn cầu của WWF phát biểu: “Việc tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê giác đã gây ra nạn săn bắn trộm tại châu Phi và rằng chính phủ cần phải phá bỏ các đường dây buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp. Việt Nam nên xem xét lại khung hình phạt đối với loại tội phạm này và ngay lập tức ngăn chặn thị trường tiêu thụ, bao gồm cả việc dỡ bỏ quảng cáo bán sừng tê giác trên Internet.”
Bà McLellan cho biết thêm: “Tại Thái Lan, ngà voi châu Phi bất hợp pháp được bầy bán công khai tại các cửa hàng sang trọng, phục vụ khách du lịch, những người không nghi ngờ về tính bất hợp pháp của việc mua bán này. Các chính phủ sẽ thảo luận vấn đề ngà voi trong tuần này. Cho tới nay, Thái Lan chưa hề phản hồi lại những vấn đề này một cách thích đáng, và với lượng ngà voi không rõ nguồn gốc đang lưu hành, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là ban hành lệnh cấm buôn bán ngà voi.”
Săn bắn trộm voi hiện đang là vấn nạn tại Trung Phi, nơi mà Tê giác đã gần như bị tuyệt chủng do nạn săn bắn trộm. Năm 2011 là năm mà tỷ lệ săn bắn đạt mức độ cao nhất trên toàn bộ lục địa này từ trước tới nay. Đầu năm nay, hàng trăm cá thể voi đã bị giết chỉ trong một vụ tại một Vườn quốc gia của Camorun. Báo cáo chỉ ra rằng: “Với tình trạng leo thang của việc săn bắn bất hợp pháp voi tại châu Phi và sự tham gia ngày càng tăng của các nhóm tội phạm có tổ chức, tình hình đang trở nên vô cùng nguy cấp.”
Tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã không chỉ là mối đe doạ đối với các loài, mà còn là mối nguy hiểm đối với con người, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự ổn định và hiệu lực của luật pháp. Cần phải có sự hợp tác khu vực tại Trung Phi nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán ngà voi và vũ khí bất hợp pháp lan tràn qua biên giới. WWF kêu gọi chính phủ các quốc gia Trung Phi cùng ký vào bản kế hoạch khu vực về thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã, đặt việc thực thi kế hoạch này thành ưu tiên hàng đầu, phân bổ nguồn lực, đồng thời đẩy mạnh tính nghiêm minh trong các vụ khởi tố các hành vi săn bắn hoặc buôn bán bất hợp pháp.
Những điểm sáng khác trong báo cáo là Nepan và Ấn Độ, hai quốc gia nhận được thẻ xanh cho cả 3 loài trên. Năm 2011, Nepan đã có một năm đáng tự hào khi quốc gia này không để một trường hợp sắn bắn trộm nào xảy ra. Kết quả này phần lớn nhờ vào những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn săn bắn trộm và cải thiện việc thực thi pháp luật.
Nguyễn Vũ