Mục tiêu tổng quát Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hoá, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự huỷ hoại văn hoá phi vật thể; Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hoá phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hoá có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn xã hội và nhu cầu phát triển du lịch…
Mục tiêu cụ thể gồm các nội dung: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, trước hết là đầu tư tu bổ, tôn tạo 70% di tích lịch sử, cách mạng, 80% di tích kiến trúc nghệ thuật, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia; hỗ trợ chống xuống cấp khoảng 1.200 di tích khác được công nhận di tích quốc gia; sưu tầm toàn diện các di sản phi vật thể tiêu biểu của 54 dân tộc; lập hồ sơ khoa học và bảo tồn 5 kiệt tác văn hóa phi vật thể để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; xây dựng 15 vệ tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại địa phương; bảo tồn 20 làng, bản, buôn và phục dựng 30 lễ hội của các dân tộc thiểu số…
PV