Do niên lịch đặc biệt nên thường từ tháng chay (tết Ramadan khoảng tháng 10 lịch Chăm) người Chăm dừng những việc tư gia để chuẩn bị việc chung của cộng đồng. Các vị chức sắc chỉ đạo trang hoàng cho ngôi thánh đường; thanh niên, trẻ con đảm nhận việc phát quang đường chính dẫn đến thánh đường và hồ nước thiêng (Cullah) dành cho việc nước (sămbajang) của ngày chính lễ (té nước lên tượng thánh).

Thông thường lễ Rija Nâgar được tổ chức chính thức trong hai ngày thứ năm (còn gọi là ngày vào) và ngày thứ sáu (còn gọi là ngày ra) của tuần. Trước đó, các công việc chuẩn bị cho lễ cúng đã được sắp xếp chu đáo, đặc biệt, lễ tẩy uế được thực hiện trước đó một ngày (tức vào ngày thứ tư). Và theo quy định, ngày thứ năm cúng gà, ngày thứ sáu cúng dê nên người Chăm có câu “vào cúng gà, ra cúng dê”. Trong các buổi tối diễn ra lễ hội, trẻ con được phân công chạy đèn từ đầu làng đến cuối làng, còn các thiếu nữ tuổi trăng tròn không được một mình đi ra đường mà phải nhờ anh, em trai đi cùng để kiếm lá chà miền về tán nhuyễn nhuộm móng tay, chân ánh đỏ như biểu trưng của “tia sáng hạnh phúc”.

Vì ngày đầu năm mới thường là ngày 1 tháng giêng lịch Hồi giáo, thường chọn đúng ngày thứ 6, mọi người tụ tập tại ngôi đền thánh để thực hiện các nghi lễ từ đêm ngày thứ 5 như: cầu nguyện cho các linh hồn quá cố, cầu nguyện báo cáo đấng thần linh để xin đón một năm mới mưa thuận gió hòa, cầu nguyện đấng Allah, đọc kinh Coran, thuyết giảng giáo điều.
Đến hừng đông, mọi người đều xuống sông tắm gội để xóa đi những điều không may mắn của năm cũ rồi thoa nước thơm từ hoa mil. Trẻ con, người lớn đều mặc trang phục mới, diện trang sức và đem các sính lễ của nhà mình đến thánh đường góp vào bữa ăn tập thể. Sau khi nghe các vị chức sắc thuyết giảng về cách sống chan hòa, đoàn kết, gắn bó của cộng đồng dân tộc trong năm mới, mọi người tham gia vào bữa cơm tập thể và thăm họ hàng, làng xóm.
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 1 lịch Chăm (khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch), khi tiếng sấm chuyển mùa vang lên đây đó cũng là lúc báo hiệu một năm mới của người Chăm bắt đầu. |
Nguyễn Hương Giang