Các di sản tự nhiên có giá trị nổi bật
Cụm thác nước Đray Nur và Đray Sáp
Cụm thác này nằm trên sông Sêrêpốk thuộc các tỉnh Đắc Lắk và Đắk Nông, có dòng chảy đẹp, lòng thác trải trên một mặt bằng khá rộng (đến 120m) trên nền đá bazan dạng cột độc đáo. Sự giao sắc của bọt nước trắng xóa với nền đá bazan màu đen có cấu trúc dạng cột ngả nghiêng, xô lệch làm tăng thêm cảm giác chông chênh và cho thấy sức mạnh phi thường của dòng nước xiết. Những chồng cột đá kết hợp với các dòng thác xiết trong mịt mờ sương khói đã tạo nên cảnh quan ngoạn mục hiếm có. Các thác này xứng đáng được xếp vào hàng danh thắng (Geotope) tiêu biểu của Tây Nguyên.
Không chỉ đẹp về phong cảnh, cụm thác kể trên còn có giá trị khoa học lớn bởi nó được hình thành tại bậc địa hình mà tầng trên là tầng đá bazan tuổi Neogen - Đệ tứ và tầng dưới là các thành tạo trầm tích lục nguyên có tuổi Jura... Đặc biệt tại khu vực thác Đray Sáp, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện tầng đá bazan dạng cầu gối nằm dưới chân tầng đá bazan dạng cột. Đây là tổ hợp hiếm gặp trên thế giới, và là điểm duy nhất được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay. Nó chứng tỏ quá trình thành tạo đá núi lửa trong vùng đã trải qua cả giai đoạn liên tiếp là phun trào dưới nước và phun trào trên cạn.
Những thân cây thủy tùng hóa thạch
Những thân thủy tùng hóa thạch được phát hiện trong núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, thuộc loại quý hiếm và đã bị khai thác kiệt quệ trong nhiều năm qua. Những thân và gốc cây được silic, opal, mã não hóa to nhất đã được đưa về dựng trong công viên Đồng Xanh, TP. Plei Ku (hình 2), tạo nên điểm nhấn đặc sắc cho công viên sinh thái này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nơi đây từng tồn lại một rừng cây gỗ lớn (được dự đoán là thủy tùng) trước khi có hoạt động núi lửa Neogen – Đệ Tứ trong vùng.
Những rừng, ”cây hóa thạch sống” đặc hữu của Tây Nguyên.
Hiện nay ở Tây Nguyên còn tồn tại một số loại cây cực kỳ quý hiếm, được gọi là ”cây hóa thạch sống”. Đó chính là những loài cây đặc hữu mà tổ tiên của chúng từng có mặt cùng thời với bọn Khủng long, hơn 65 triệu năm trước .
Trước hết phải kể đến cây Thông hai lá dẹt (Ducampopinus krempfii), thuộc họ thông. Hiện nay trên thế giới chúng chỉ còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam. Loài thông hai lá dẹt đặc hữu, quý hiếm này phân bố chủ yếu tại khu vực Cổng Trời và Long Lanh thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, được coi là một loài ”hóa thạch sống” quý hiếm. Nơi đây cần được xây dựng thành các khu Bảo tồn thiên nhiên, được bảo vệ nghiêm ngặt và khai thác hợp lý phục vụ du lịch sinh thái.
Loài thứ hai là thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) - loài thực vật duy nhất còn sống sót thuộc chi Glyptostrobus (hình 3). Các loài khác của chi này đều chỉ còn ở dạng hóa thạch trong các tầng đá, Chính vì thế, thủy tùng được coi là loài cây „hóa thạch sống” điển hình. Hiện nay, tại các huyện Ea H'leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên cuối cùng ở Việt Nam. Có thể Thủy tùng chính là loại cây đã để lại hóa thạch bị silic và opal hóa dưới tầng đá núi lửa đã được phát hiện trong núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Những điểm xuất lộ loại đá thuộc loại cổ nhất Việt Nam và trên thế giới
Địa khối Kon Tum thuộc Tây Nguyên là một trong 2 khu vực xuất lộ loại đá cổ tuổi Arkei (trên 2,5 tỷ năm trước) tại Việt Nam. Tại lưu vực sông Ba trong địa phận tỉnh Gia Lai, đá của loạt Kan Nack (NA-PP) thuộc loại này
Loạt Kan Nack do hai nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Bao và Trần Tất Thắng thành lập năm 1979 với tên gọi “Phức hệ Kan Nack”, phân bố ở khu vực Kan Nack dọc sông Ba.
Từ thực tế tồn tại của đá loạt Kan Nack tại Tây Nguyên, có thể nghĩ đến việc xây dựng một tuyến du lịch xuyên suốt lịch sử phát triển vỏ trái đất, từ những đá cổ nhất của loạt này, tới những đá trẻ hơn thuộc các giới Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh. Tuyến du lịch đó sẽ đáp ứng nhu cầu những du khách thích tìm hiểu sâu hơn về lịch sử trái đất, cùng những sự kiện địa chất chính yếu tạo dựng nên cấu trúc Tây Nguyên ngày nay.
Cảnh quan núi lửa hùng vĩ.
Hiện nay, nếu muốn ngắm những công trình núi lửa kỳ vỹ nhất từng hoạt động ở Việt Nam, du khách chỉ có thể đến Tây Nguyên. Một tuyến du lịch tìm hiểu chóp núi lửa có thể tổ chức tại miền đất mà phần lớn diện tích của nó được hình thành từ đất đỏ bazan – sản phẩm phong hóa của đá núi lửa.
Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh ở Tây Nguyên núi lửa từng hoạt động dữ dội vào những giai đoạn chưa xa của lịch sử trái đất (Neogen – Đệ Tứ) nên những dấu ấn còn lại rất rõ nét. Pleiku, thủ phủ của tỉnh Gia Lai, là thành phố nằm bên 15 ngọn núi lửa, trong số đó có ngọn núi Hàm Rồng (Chư Hơ Đông) nổi tiếng nhất Tây Nguyên, cao hơn 1.000m và là đỉnh cao nhất khu vực Pleiku với cái miệng tròn xoe hình phễu khổng lồ. Cũng trong khu vực còn có Biển Hồ đẹp một cách kỳ bí, do ba miệng núi lửa âm tròn xoe ghép lại.
Khám phá bí ẩn của việc hình thành tầng bauxit ở Tây Nguyên.
Hiện nay, Việt Nam trở thành một trong hơn 10 nước có trữ lượng quặng bauxit lớn nhất thế giới. Quặng bauxit ở Việt Nam lại tập trung chủ yếu tại Tây Nguyên. Vậy quá trình hình thành quặng bauxit ở Tây Nguyên đã diễn ra như thế nào? Đáp án câu hỏi này du khách có thể tìm thấy qua những mặt cắt địa chất ngoài thực địa, thấy được quá trình biến đổi từ đá bazan gốc, trải qua quá trình phong hóa, rồi trở thành quặng bauxit
Tổ chức không gian du lịch với các di sản thiên nhiên độc đáo
Cùng với việc nghiên cứu sâu để phát hiện các giá trị của di sản, đề tài TN3/T18T đã chú trọng tạo dựng không gian du lịch Tây Nguyên để du khách có cơ hội tìm tòi, khám phá, tận hưởng không gian văn hóa đặc sắc và một vùng di sản thiên nhiên kỳ thú. Bước đầu đề tài đề xuất một số điểm và tuyến du lịch sinh thái độc đáo dưới đây:
Tuyến du lịch xuyên suốt lịch sử trái đất
Điểm khởi đầu tuyến du lịch này thuộc địa phận xã Kon Be Ling, huyện Kong Plong, tỉnh Kon Tum, nơi lộ ra trường đá biến chất tối cổ của Việt Nam, thuộc loạt Kan Nack (NA-PP kn) có tuổi khoảng 2,5 tyt năm. Tiếp theo hành trình đi đến những vùng đá trẻ dần, qua các đại Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh.
Điểm dừng quan sát đá biến chất phức hệ Tắc Pỏ tại xã Kon Rơ Lang, huyện Kong Plong. Tại đây có thể quan sát đá phiến có tuổi cổ trên 600 triệu năm, gồm các đá gneis, phiến kết tinh, đá phiến graphit, đá hoa.
Điểm dừng quan sát đá granit thuộc phức hệ Bản Giằng - Quế Sơn, có tuổi Cổ sinh muộn, ứng với các kỷ Carbon - Permi. Đây là lại đá magma xâm nhập, được kết tinh từ sâu trong lòng đất, cũng là loại đá xây dựng có giá trị.
Điểm dừng quan sát đá trầm tích của hệ tầng Đray Ling và Đắk Bùng tại địa phận xã Kênh Săn, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Các hệ tầng này gồm các đá cuội kết, cát kết, bột kết, phiến sét vôi, vôi sét. Đây là lại đá trầm tích biển, có chứa các di tích hóa thạch cúc đá, chân rìu... của kỷ Jura. Đây cũng chính là thời kỳ bọn Khủng long to lớn từng thống trị trên trái đất.
Điểm dừng tiếp theo cũng tại địa phận xã Kênh Săn, huyện Chư Sê, lộ đá bazan của hệ tầng Túc Trưng . Các loại đá bazan ở đây có nguồn gốc phun trào từ núi lửa trẻ, tuổi Neogen – Đệ tứ, có nghĩa là giai đoạn trẻ nhất trong lịch sử địa chất.
Ngoài ra, thành phần trầm tích trẻ hơn nữa và ngày nay đang tiếp tục được thành tạo, chính là những tầng trầm tích tạo nên bãi bồi ven các con sông, gồm cuội, cát, bột, sét… Loại trầm tích này cũng được gặp phổ biến xung quanh TP. Pleiku.
Tuyến du lịch này sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Trái đất, cùng những sự kiện địa chất chính yếu tạo dựng nên cấu trúc của Tây Nguyên ngày nay.
Tuyến du lịch quan sát hóa thạch sinh vật cổ
Các hóa thạch cúc đá cỡ lớn nằm trong những quả đồi rất thoải thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Tại đây, những mẫu hóa thạch lớn và đẹp đã được khai thác trong nhiều năm qua. Trên cánh đồng, hiện vẫn có thể gặp nhiều mảnh hóa thạch úc đá kích thước khác nhau, có chỗ mật độ tập trung khá cao.
Tổ chức không gian du lịch với các di sản thiên nhiên độc đáo
Cùng với việc nghiên cứu sâu để phát hiện các giá trị của di sản, đề tài TN3/T18T đã chú trọng tạo dựng không gian du lịch Tây Nguyên để du khách có cơ hội tìm tòi, khám phá, tận hưởng không gian văn hóa đặc sắc và một vùng di sản thiên nhiên kỳ thú. Bước đầu đề tài đề xuất một số điểm và tuyến du lịch sinh thái độc đáo dưới đây:
Tuyến du lịch xuyên suốt lịch sử trái đất
Điểm khởi đầu tuyến du lịch này thuộc địa phận xã Kon Be Ling, huyện Kong Plong, tỉnh Kon Tum, nơi lộ ra trường đá biến chất tối cổ của Việt Nam, thuộc loạt Kan Nack (NA-PP kn) có tuổi khoảng 2,5 tyt năm. Tiếp theo hành trình đi đến những vùng đá trẻ dần, qua các đại Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh.
Điểm dừng quan sát đá biến chất phức hệ Tắc Pỏ tại xã Kon Rơ Lang, huyện Kong Plong. Tại đây có thể quan sát đá phiến có tuổi cổ trên 600 triệu năm, gồm các đá gneis, phiến kết tinh, đá phiến graphit, đá hoa.
Điểm dừng quan sát đá granit thuộc phức hệ Bản Giằng - Quế Sơn, có tuổi Cổ sinh muộn, ứng với các kỷ Carbon - Permi. Đây là lại đá magma xâm nhập, được kết tinh từ sâu trong lòng đất, cũng là loại đá xây dựng có giá trị.
Điểm dừng quan sát đá trầm tích của hệ tầng Đray Ling và Đắk Bùng tại địa phận xã Kênh Săn, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Các hệ tầng này gồm các đá cuội kết, cát kết, bột kết, phiến sét vôi, vôi sét. Đây là lại đá trầm tích biển, có chứa các di tích hóa thạch cúc đá, chân rìu... của kỷ Jura. Đây cũng chính là thời kỳ bọn Khủng long to lớn từng thống trị trên trái đất.
Điểm dừng tiếp theo cũng tại địa phận xã Kênh Săn, huyện Chư Sê, lộ đá bazan của hệ tầng Túc Trưng . Các loại đá bazan ở đây có nguồn gốc phun trào từ núi lửa trẻ, tuổi Neogen – Đệ tứ, có nghĩa là giai đoạn trẻ nhất trong lịch sử địa chất.
Ngoài ra, thành phần trầm tích trẻ hơn nữa và ngày nay đang tiếp tục được thành tạo, chính là những tầng trầm tích tạo nên bãi bồi ven các con sông, gồm cuội, cát, bột, sét… Loại trầm tích này cũng được gặp phổ biến xung quanh TP. Pleiku.
Tuyến du lịch này sẽ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Trái đất, cùng những sự kiện địa chất chính yếu tạo dựng nên cấu trúc của Tây Nguyên ngày nay.
Tuyến du lịch quan sát hóa thạch sinh vật cổ
Các hóa thạch cúc đá cỡ lớn nằm trong những quả đồi rất thoải thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Tại đây, những mẫu hóa thạch lớn và đẹp đã được khai thác trong nhiều năm qua. Trên cánh đồng, hiện vẫn có thể gặp nhiều mảnh hóa thạch úc đá kích thước khác nhau, có chỗ mật độ tập trung khá cao.
Loại hóa thạch nổi tiếng thứ hai ở Tây Nguyên là những thân cây gỗ Thủy tùng bị opal và mã não hóa hiện bán nhiều trên thị trường từ Bắc đến Nam. Chúng chủ yếu được khai thác tại tỉnh Gia Lai, nhiều nhất ở khu vực núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Quy luật hình thành và chôn vùi của những thân cây hóa thạch độc đáo này đã được tìm hiểu bước đầu trong quá trình khảo sát thực địa. Công việc tiếp theo là cần đầu tư nghiên cứu chi tiết hơn để phát hiện những gốc và thân cây tại chỗ chưa bị khai thác. Trên cơ sở đó có thể xây dựng một ”Vườn hóa thạch” tương tự Công viên Quốc gia Rừng hóa thạch (Petrified Forest) của Hoa Kỳ, nơi hàng năm có thể thu hút rất nhiều du khách đến thăm.
Tuyến du lịch quan sát cảnh quan núi lửa cổ
Một tuyến du lịch tìm hiểu chóp núi lửa và hồ núi lửa có thể tổ chức tại miền đất mà phần lớn diện tích của nó được hình thành từ đất đỏ bazan - sản phẩm phong hóa của đá núi lửa. Tây Nguyên là vùng đất núi lửa từng hoạt động dữ dội vào thời kỳ Neogen - Đệ tứ nên những dấu ấn chúng để lại qua hàng trăm ngọn núi lửa. Khu vực thành phố Pleiku phân bố 15 ngọn núi lửa, trong đó ngọn núi Hàm Rồng (Chư Hơ Đông) nổi tiếng nhất Tây Nguyên. Biển Hồ hình thành từ 3 miệng núi lửa âm ghép lại, rộng khoảng 250ha, sâu trung bình 15-18m với sức chứa khoảng 30 triệu m3 nước. Từ bờ Tây Nam có một doi đất nhỏ như cánh tay vươn ra lòng hồ. Khu này đã được quy hoạch thành Khu Lâm viên Biển Hồ phục vụ du lịch. Trong một số miệng núi lửa ở khu vực Kon Tum và Gia Lai có thể tìm được những “trái bom” núi lửa có dạng quả soài hoặc gần tròn.
ó thế khẳng định, với hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và đặc sắc, trong đó các di sản tự nhiên có vị thế quan trọng, Tây Nguyên có thể xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. La Thế Phúc, Trương Quang Quý, Đỗ Chí Kiên, 2010. Di sản địa chất liên quan đến đá basalt ở Tây Nguyên và các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững. TC Địa chất
2. Nguyễn Thành Mến, 2013. Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec,) ở Lâm Đồng...
PGS.TS.Tạ Hòa Phương - GS.TS. Trương Quang Hải
(Tạp chí Du lịch)