
|
Ông Masato Toyoda |
Năm 1983, ông là Tổng Biên tập Tạp chí Travel Management cung cấp thông tin về thị trường du lịch cho người Nhật). Trong chuyến khảo sát Du lịch Việt Nam (DLVN) mới đây, ông Masato Toyoda đã đưa ra một số nhận định về thị trường DLVN.
* Với tư cách là một chuyên gia về du lịch, ông đánh giá thế nào về DLVN?
Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, không chỉ ở những điểm đến quyến rũ, các loại hình du lịch phong phú đa dạng mà sản phẩm lưu niệm, nghệ thuật ẩm thực đặc sắc của Việt Nam cũng tạo ấn tượng đặc biệt với khách du lịch. Một yếu tố quan trọng góp phần hình thành “bản sắc” của DLVN chính là sự thân thiện, mến khách của người Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh trên, DLVN còn có những hạn chế nhất định, đó là những yếu kém trong công tác xúc tiến quảng bá, makerting sản phẩm du lịch; các hãng du lịch, lữ hành, khách sạn Việt Nam chưa thực sự chủ động trong việc tạo ra các sản phẩm đặc thù để thu hút khách. Điểm dễ nhận thấy nhất là sự sơ khai về hệ thống chăm sóc khách hàng.
* Những hạn chế này là nguyên nhân khiến cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn đứng ở mức thấp?
Đúng vậy. Phân tích tổng quan thị trường du lịch trong khu vực sẽ dễ dàng nhận thấy DLVN đang đứng ở vị trí nào trên “bản đồ” du lịch. Chỉ tính riêng hoạt động du lịch trong khu vực ASEAN cũng đã cho thấy sự chậm chân của DLVN trong việc thu hút khách từ thị trường này. Năm 2006, lượng khách du lịch đến ASEAN đạt tới 56,5 triệu lượt người (tỷ lệ khách nội vùng chiếm tới 50%). Trong khi đó, tỷ lệ khách du lịch nội vùng đến Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 15%.
Riêng đối với Nhật Bản, hàng năm có tới 17 triệu dân đi du lịch ra nước ngoài, song Việt Nam mới chỉ đón được gần 400.000 lượt người từ thị trường này. Tôi cho rằng, con số này chưa tương xứng với tiềm năng của DLVN.
* Ông có lời khuyên nào cho các hãng lữ hành Việt Nam?
Năm 2007 có khoảng 10% dân số Nhật Bản nghỉ hưu (khoảng 7 triệu người), trong đó có 60% có nhu cầu du lịch. Để thu hút đối tượng khách này, các hãng lữ hành Việt Nam cần có chiến lược; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá DLVN tại Nhật Bản, tăng cường giới thiệu các điểm du lịch, các loại hình du lịch được người Nhật Bản yêu thích như du lịch nghỉ dưỡng, khám phá các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, tạo các “điểm nhấn” để thu hút khách...
Theo thống kê có tới 50% khách du lịch Nhật Bản đặt tour qua hệ thống internet, trong khi đó, việc này chưa được các hãng lữ hành Việt Nam chú trọng. Không những thế, thông tin về DLVN tại Nhật Bản cũng còn rất hạn chế. Theo tôi, các hãng lữ hành Việt Nam cần khắc phục tình trạng ny bằng cách thiết lập các website tiếng Nhật, nhận đặt tour qua mạng, phát triển các đại lý bán tour tại Nhật Bản.
PV