Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS giám sát lớp phủ thực vật rừng, nước mặt khu vực thủy điện Lai Châu
Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS vào theo dõi hiện trạng lớp phủ thực vật rừng, nước mặt khu vực thủy điện Lai Châu nhằm bổ sung, cập nhật thông tin phục vụ công tác khảo sát, đánh giá thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án, công trình thủy điện.
Được đánh giá là 1 trong 3 thủy điện lớn nằm trên dòng chảy chính của sông Đà, thủy điện Lai Châu có tác động mạnh đến chế độ dòng chảy, phù sa, hệ sinh thái dưới nước, ven bờ mực nước và đặc điểm lý - hóa - sinh của nước sông. Việc sử dụng phương pháp ảnh viễn thám và GIS, ngoài thực hiện giám sát hiện trạng, biến động lớp phủ thực vật rừng, nước mặt khu vực thủy điện Lai Châu, còn thực hiện phân tích các thành phần môi trường, phát hiện và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến lớp phủ rừng và nước mặt khu vực ảnh hưởng của thủy điện Lai Châu.
Tại hội thảo, đại diện đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát đã cung cấp các tư liệu ảnh viễn thám, tư liệu bản đồ chuyên đề, sản phẩm thực hiện qua các năm; hình ảnh giám sát sự thay đổi về diện tích mặt nước, diện tích rừng, diện tích hồ chứa qua các năm tại khu vực thủy điện Lai Châu và vùng phụ cận.
PV