Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, các thành viên trong gia đình tham gia xây dựng mối quan hệ gần gũi và thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau; giảm các xung đột gia đình; quan tâm, theo dõi và giám sát khi thành viên trong gia đình có nguy cơ sa ngã vào nghiện ma túy; tỏ thái độ lên án tệ nạn ma túy; không tham gia vào buôn bán và sử dụng ma túy; không xa lánh, không tỏ thái độ bất lực, xa lánh người thân của mình có nguy cơ lạm dụng ma túy; động viên, giúp đỡ, chia sẻ, tư vấn giáo dục bằng tình yêu với người thân, đồng thời khơi dậy lòng tự tin, lòng tự trọng, trách nhiệm người thân với gia đình và xã hội; giám sát chi tiêu của mỗi thành viên trong gia đình.
Xây dựng nhà trường trong sạch để hạn chế tối đa các hoạt động nhằm lôi kéo học sinh vào con đường nghiện ma túy; tư vấn, giáo dục, giúp đỡ, cảm hoá những học sinh có nguy cơ nghiện ma túy; tổ chức các buổi mít tinh, hội thảo về tác hại của ma túy; tổ chức các hoạt động như: câu lạc bộ, văn hóa, sinh hoạt, thể thao nhằm thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động; tổ chức các học sinh, sinh viên viết cam kết không sử dụng ma túy, tổ chức các hòm thư tố giác, phát hiện sớm người nghiện ma túy, thành lập các nhóm bạn giúp bạn.
Định hướng, giáo dục cho thanh niên tiếp cận với cái tốt, cái đẹp, tới con đường lao động chân chính bằng trí tuệ, tay nghề và sức lao động của chính mình; tổ chức các hoạt động lành mạnh tại cộng đồng dân cư như phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ, các Câu lạc bộ nhằm thu hút thanh niên tham gia; tạo việc làm và giới thiệu việc làm, cho vay vốn từ các Quỹ xóa đói giảm nghèo nhằm ổn định cuộc sống cho thanh niên; xây dựng các hương ước, cam kết của các dòng họ, tổ dân cư cam kết không có con em nghiện ma túy; xây dựng cụm dân cư, làng bản sống lành mạnh có văn hóa, xóa bỏ các tụ điểm tổ chức, buôn bán sử dụng ma túy.
Phương pháp cai nghiện phục hồi
Cai nghiện phục hồi là môt quy trình áp dụng nhiều biện pháp y học, tâm lý, xã hội trong một thời gian dài. Dưới đây là một số hình thức cai nghiện phục hồi:
* Cai nghiện phục hồi tại các Trung tâm cai nghiện:
Đây là hình thức cai nghiện phục hồi giúp người nghiện tách khỏi môi trường ma túy, có điều kiện để tập trung chữa bệnh, học tập và phục hồi một thời gian dài. Tại đây, người nghiện sẽ được các thầy thuốc, cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội hướng dẫn cách phòng chống tái nghiện, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm...
* Cai nghiện tại gia đình cộng đồng:
Đây là hình thức cai nghiện do chính quyền phường, xã tổ chức ở địa bàn nơi người nghiện cư trú. Người cai nghiện luôn được gia đình, người thân, chính quyền địa phương chăm sóc, động viên, giúp đỡ và giám sát, huy động được mọi nguồn lực tại chỗ từ gia đình, đoàn thể, làng xóm, chính quyền giúp đỡ họ cai nghiện phục hồi.
Một số đặc điểm trong cai nghiện phục hồi tại gia đình, cộng đồng
Trước khi cắt cơn giải độc: người nghiện ma túy bao giờ cũng có trạng thái lo âu, sợ hãi cơn vật vã. Do vậy, người thân và cán bộ tư vấn, cán bộ chính quyền cần động viên và giải thích cho đối tượng hiểu và an tâm.
Trong giai đoạn cắt cơn: người nghiện ma túy thường xuất hiện hội chứng cai. Trong đó, người nghiện xuất hiện tiêu chảy nhiều và dòi bò trong xương. Do đó, không nên để người nghiện ma túy nằm trên giường cao, phải đo huyết áp thường xuyên tránh tình trạng tụt huyết áp. Nếu có dấu hiệu mất nước phải bổ sung đủ nước và điện giải.
Ngày thứ 5 trở đi, gia đình nên tổ chức xông hơi, bằng các lá có tinh dầu, lá sả, tía tô, ngải cứu.v.v.. Tác dụng xông hơi làm dãn các lỗ chân lông, chất ma túy còn đọng lại ở các mô theo mồ hôi bài tiết ra ngoài (khi người nghiện xông hơi phải có sự theo dõi, giúp đỡ của người thân vì sức khoẻ của người nghiện giai đoạn này còn yếu. Xây dựng lại nếp sống ngăn nắp, gọn gàng: ngủ đúng giờ, sáng tập thể dục, gấp chăn màn gọn gàng.
Từ ngày thứ 10 trở đi, người nghiện cảm thấy thoải mái và xuất hiện tâm lý “ảo” họ tưởng không còn “nghiện”, từ bỏ vĩnh viễn được ma túy, thường nói những điều rất hay. Tuy nhiên, thời kỳ này họ thường yêu cầu được tự do đi chơi, thích giao du với ban bè, uống rượu... gia đình, người thân cần phải giám sát họ, hãy hiểu rằng cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu của cai nghiện phục hồi, chưa phải là giai đoạn cuối cùng của công việc cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy.
Cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy hết sức khó khăn, gian khổ, tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả mạng lại rất hạn chế. Do vậy, trước tiên chúng ta phải phòng ngừa, ngăn chặn hạn chế sự lạm dụng ma túy và phát hiện người nghiện ma túy sớm tại gia đình và cộng đồng đưa đi cai nghiện phục hồi mới có hiệu quả cao./.
Mai Xuân Phương