Trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các tỉnh trong khu vực đã có nhiều nỗ lực, phát huy, chủ động sáng tạo, tăng cường liên kết hợp tác và đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận.
Về văn hỏa: Các tỉnh trong khu vực MT-TN luôn đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Những lễ hội đã gắn bó mật thiết và dường như trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thân, văn hóa tín ngưỡng của người dân nơi đây như lễ hội cầu ngư, lề hội Katê, lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa, lễ hội Điện Hòn Chén, lễ hội Làng Sình, lễ ăn trầu, lễ bỏ mả, lề mừng cơm mới, lễ hội cồng chiêng, hội đua voi Tây Nguyên... được duy trì hàng năm và ngày càng được tổ chức một cách trang trọng, mang đậm bản sắc. Việc trùng tu, tôn tạo các di tích, tránh việc biến dạng, xuống cấp, xâm hại di tích luôn được các tỉnh trong khu vực hết sức chú trọng. Những loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi, ca Huế... được nhiều địa phương quan tâm bằng nhiều hình thức để không bị mai một và có sức sống nhất định trong đời sống nghệ thuật đương đại. MT - TN cũng là miền đất của những Festival lớn mang tầm quốc gia và quốc tế được tổ chức định kỳ hàng năm với quy mô và chất lượng ngày càng cao và đã trở thành thương hiệu như Festival Huế, Festival Hành trình Di sản Quảng Nam, Festival biển Nha Trang, Festival trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nằng, Festival cà phê Buôn Ma Thuột, Festival hoa Đà Lạt, Festival cồng Chiêng Tây Nguyên, đây thực sự là những ngày hội lớn, giúp quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người MT-TN nói riêng và Việt Nam nói chung với bạn bè thế giới khắp năm châu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Văn hóa khu vực MT-TN vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế về nhân lực và kinh phí nên các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh vẫn tập trung nhiều ở thành phố, chưa chú ý xây dựng cơ chế bảo đảm cho các hoạt động này được diễn ra ở vùng sâu, vùng xa trong những thời gian nhất định. Công tác bảo tàng và thư viện vẫn duy trì tình trạng cũ, chưa có sức hút lớn với người dân, cần có những nghiên cứu thiết thực để đổi mới hoạt động và tăng cường sức sống cho 2 loại hình quan trọng này.
Về thể thao: Xác định phát triển thế dục thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường thể lực, tầm vóc, tuổi thọ cho người Việt Nam, trong những năm qua các tỉnh trong khu vực MT-TN đã tăng cường công tác chỉ đạo và đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể; phối hợp với các ngành, quận, huyện, hội, liên đoàn, doanh nghiệp tổ chức thành công các hoạt động thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện lớn của đất nước cũng như của mỗi địa phương. Duy trì và phát huy cuộc vận động toàn dân “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại". Công tác xã hội hóa hoạt dộng thể thao cũng được các tỉnh trong khu vực thực hiện khá tốt. Nhiều vận động viên của các tỉnh trong khu vực đã giành nhiều huy chương danh giá ở những đấu trường châu lục và thế giới như vận động viên bơi lội Hoàng Quý Phước, vận động viên điền kinh Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Thanh Phúc...
Để đẩy mạnh phát triển hơn nữa lĩnh vực thể dục thể thao các tỉnh trong khu vực cần liên kết đăng cai tố chức các giải thế thao quy mô lớn tầm quốc gia, quốc tế để có thế khẳng định thương hiệu và nâng tầm thể thao khu vực; liên kết trong công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên trẻ tài năng; tăng cường chế độ đãi ngộ cho vận động viên, huấn luyện viên để thu hút nhân tài...
Về du lịch: Là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều danh lam thẳng cảnh đẹp, các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc, đây chính là cơ sở, là điều kiện để các tỉnh MT-TN phát triến ngành công nghiệp không khói. Ngành Du lịch đã xác định MT-TN là khu vực trọng tâm của Việt Nam về sản phẩm du lịch văn hóa và du lịch biển.
Đây là địa bàn có nhiều điểm, tuyến du lịch quan trọng, nổi tiếng, hấp dẫn du khách như Con đường di sản miền Trung và Con đường xanh Tây Nguyên, du lịch biển đảo, tuyến du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây, tuyến du lịch hoài niệm về chiến trường xưa, du lịch biên giới, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh gắn với các lễ hội nổi tiếng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên... Từ các trung tâm phân phối, khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu đi du lịch đến các tỉnh khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung tiếp tục tăng mạnh.
Các tỉnh duyên hải miền Trung là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, vì vậy sự phát triển của 2 khu vực có tác động tương hỗ lần nhau. Với vị trí địa lý liền kề, 2 vùng cần khai thác yếu tố đặc thù để hình thành sản phẩm du lịch kết hợp và bố sung cho nhau, có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng, nối thêm lộ trình và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Cụ thể, cần xây dựng các chương trình du lịch tạo được sự gắn kết giữa các loại hình du lịch biển của các tỉnh duyên hải miền Trung (như du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, sinh thái, văn hóa và thể thao biển) với các loại hình du lịch gắn với rừng núi, cao nguyên (sinh thái, nghỉ dưỡng, thám hiếm, leo núi); giữa các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc Chăm với không gian văn hóa Tây Nguyên, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho sản phẩm du lịch của mỗi địa phương đồng thời cộng hưởng tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài một số địa phương có cơ sở hạ tầng và dịch vụ được chú trọng đầu tư khá tốt, còn lại nhìn chung cơ sở hạ tầng - kỹ thuật du lịch còn khiêm tốn, do vậy các địa phương cần ưu tiên bố trí vốn các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm có tác động đến phát triển du lịch liên vùng.
Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch của khu vực MT-TN còn thiếu cả về số lượng, thấp về chất lượng, do vậy rất cần sự quan tâm của các cơ sở đào tạo trong khu vực nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, giúp khu vực MT-TN tiếp tục phát triển tương xứng với những tiềm năng hiện có, trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước.
Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014 với chủ đề "Đại ngàn Tây Nguyên" hy vọng sẽ là cơ hội, là một cú hích lớn cho du lịch Tây Nguyên nói riêng và cả khu vực MT-TN nói chung thực sự cất cánh.
Để đảm bảo đạt mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch một cách vững chắc, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Chính phủ cần tập trung ưu tiên đầu tư cho khu vực MT-TN, xem đây là khu vực trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giữ gìn quốc phòng an ninh. Là đòn ghánh để gánh 2 đầu Bắc - Nam của Tổ quốc, đòn gánh yếu thì không đủ sức nâng, dù đó là vật thể hay tâm thể của một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy cần có cơ chế chính sách vừa mang tính chất đặc thù vừa thể hiện ý chí, quyết tâm của lãnh đạo trong việc định hướng chiến lược đầu tư cho sự phát triển bền vững.
Các địa phương trong khu vực cần tiếp tục xây dựng cơ chế liên kết bao gồm liên kết vùng, liên kết khu vực, liên kết giữa tỉnh và tỉnh, giữa ngành và ngành, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, tránh tình trạng cục bộ, mạnh ai nấy làm dẫn đến nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tập trung. Ngay trong lĩnh vực văn hóa, thế thao và du lịch cũng cần sớm có những hội nghị, hội thảo chuyên đề để thu hút các hoạt động mang lại những sản phẩm mới, có sức hút bền chặt, lâu dài. Liên kết đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa, thể thao và du lịch, tăng cường quảng bá văn hóa, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của MT-TN đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Bộ VHTTDL cần có chính sách hỗ trợ, kêu gọi hợp tác, đầu tư cụ thể vào khu vực như xây dựng phim trường, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Trung tâm Việt võ đạo, xây dựng cơ sở đào tạo về Du lịch tại khu vực MT-TN, nâng cấp các khu du lịch trọng điếm và tăng cường công tác xúc tiến, hỗ trợ và ưu tiên bố trí nguồn vốn kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Các tỉnh cần quan tâm đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ’, đây là một trong những vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài đối với các địa phương trong khu vực.
Nguyễn Đức Tuấn