Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam nói chung và Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam nói riêng nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Tham gia chương trình có hơn 200 đồng bào của 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền của cả nước; 1000 sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng 300 đoàn viên Thanh niên của Bộ VHTTDL và lực lượng học sinh, sinh viên các dân tộc đang học tập tại một số trường ở Hà Nội và Tây Nguyên tụ hội tại “Ngôi nhà chung”.
Chương trình nghệ thuật “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” diễn ra lúc 20 giờ ngày 28/6/2014 là sự kiện điểm nhấn của chương trình. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống của đại diện cộng đồng các dân tộc Việt Nam hướng về biển đảo, biên giới và chủ quyền Tổ quốc như: lễ cúng thần sóng biển (lễ cúng Po Riyak) của ngư dân dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận; lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của ngư dân biển Quảng Ngãi; lễ hội Cầu Ngư của ngư dân biển TP. Đà Nẵng; triển lãm tư liệu, sách, tranh cổ động, ảnh về biên giới, hải đảo và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc kết hợp với trưng bày đá chủ quyền Trường Sa; một số hoạt động giao lưu đoàn kết các dân tộc Việt Nam như lấy chữ ký của đại diện các dân tộc Việt Nam, lực lượng thanh niên và du khách ký vào tấm bản đồ Việt Nam, chương trình giao lưu đoàn kết các dân tộc và chiếu phim tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam…
.jpg)
Giới thiệu tư liệu ảnh các hoạt động của cán bộ chiến sĩ nơi đảo xa.
.jpg)
Học viên chiến sĩ và du khách xem bản đồ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
Hàng ngàn chữ ký trên tấm bản đồ có diện tích trên 680m2 thể hiện rõ hình dáng đất nước, biển đảo thân yêu của Việt Nam như lời nhắn gửi với chiến sỹ, bà con ngoài biển khơi, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam, lòng yêu chuộng hòa bình, sẽ thực sự trở thành "vật thiêng" trong “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lực lượng chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong chương trình lấy chữ ký của cộng đồng các dân tộc Việt Nam vào tấm bản đồ Việt Nam với kích cỡ lớn tại chương trình trình ngày hội
Hoạt động ký tên vào bản đồ Việt Nam tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tiếp tục diễn ra đến hết hết ngày 29/6/2014.
Một trong những hoạt động chính trong chuỗi các hoạt động “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là lễ cúng thần sóng biển của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận diễn ra ngày 28/6/2014.
.jpg)
|
Lễ cúng thần sóng biển của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận.
|
Lễ cúng thần sóng biển đã gắn bó lâu đời trong cộng đồng bà con dân tộc Chăm vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là nghi lễ dân gian truyền thống của đồng bào, với mục đích cầu mong thần Sóng biển chở che, phù hộ cho những người đi biển, cứu giúp họ khi gặp nạn.
Thần biển (hay còn gọi là Po Riyak) được người Chăm tôn thành thần và thờ phụng ở hầu hết các làng Chăm Ninh Thuận. Người ta gọi Ngài là thần sóng biển. Thời gian qua, lễ cúng thần sóng biển của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng bản địa độc đáo.
Đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Toàn cảnh buổi lễ cúng thần Po Riyak
PV