KHÁCH SẠN MAJESTIC
Là khách sạn sớm áp dụng biện pháp bảo vệ và quản lý tài nguyên trong hoạt động kinh doanh, khách sạn Majestic thực hiện chương trình này từ năm 1998. Tính đến nay, quá trình gần 10 năm triển khai của khách sạn Majestic trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất (năm 1999 – 9/2003) và giai đoạn thứ hai (10/2003- nay).
Giai đoạn thứ nhất, khách sạn tập trung chủ yếu vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí kinh doanh. Với sự giúp đỡ của Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), khách sạn tập trung thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng:
Giai đoạn thứ hai, được triển khai từ tháng 10/2003 nhằm áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động:
Hàng năm nhóm kỹ sư trình bày với Ban Giám đốc bản kế hoạch về các biện pháp thực hiện quản lý, tiết kiệm tại từng bộ phận. Đồng thời, nhóm kỹ sư này giám sát việc thực hiện kế hoạch ở từng bộ phận.
Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đây, khách sạn không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh. Theo thống kê của khách sạn, tính chung kết quả trong giai đoạn 1998 – 2005, khách sạn đã tiết kiệm được 2,8 tỷ đồng trong đó phần tiết kiệm chi phí điện năng chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh tiết kiệm được (khoảng 2,5 tỷ đồng).
KHÁCH SẠN REX
Khách sạn Rex áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường từ tháng 5/2002. Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được khách sạn thực hiện theo hai nội dung chính:
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, phân loại rác thải, sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường.
- Thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng như thay bóng đèn thường bằng bóng đèn compact, lắp thêm các lưới kiểm soát dòng chảy ở các vòi nước để tiết kiệm nước, thay thế các tủ lạnh sử dụng CFC bằng loại không dùng CFC.
Trong thời gian ba năm thực hiện các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường, khách sạn Rex đã tiết kiệm được 5,4 tỷ đồng trong đó tiết kiệm điện là 4,5 tỷ đồng.
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tế áp dụng của hai khách sạn nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Quá trình quản lý bảo vệ môi trường thực chất góp phần giảm được chi phí hoạt động của khách sạn thông qua các biện pháp đơn giản và dễ thực hiện. Phần lớn chi phí tiết kiệm được là từ tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện, chiếm khoảng 80% tổng chi phí tiết kiệm được. Như vậy, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn không chỉ đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường chung của ngành Du lịch mà trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Hầu hết các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường đều là các biện pháp đơngiản không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, thậm chí là các biện pháp không cần đầu tư. Do vậy, có thể khẳng định các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường có thể được áp dụng tại các khách sạn với quy mô nhỏ cũng như hạng sao thấp. Đây là bước quan trọng trong giảm định kiến của nhiều người khi đề cập tới hoạt động bảo vệ môi trường thường cho rằng đây là biện pháp đòi hỏi đầu tư tốn kém chỉ phù hợp với khách sạn cao sao.
- Hoạt động bảo vệ môi trường trong khách sạn gắn liền với việc phân chia theo giai đoạn và trong các giai đoạn sau có sự tham gia của việc đào tạo nhân viên, thành lập các nhóm chuyên trách quản lý môi trường nhằm đảm bảo các hoạt động bảo vệ môi trường là quá trình liên tục.
- Hoạt động bảo vệ môi trường còn góp phần cải thiện hình ảnh của cơ sở lưu trú đối với khách hàng. Nhờ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, hai khách sạn trên đã nhận được một số giải thưởng bằng khen trong và ngoài nước. Khách sạn Majestic nhận “Giải thưởng năng lượng ASEAN” do Tập đoàn năng lượng Châu Á trao tháng 7/2002. Khách sạn Rex nhận chứng chỉ ISO 14001 vào tháng 10/2004.
PV
(Xem chi tiết trên Tạp chí DLVN số tháng 1/2008)