Báo cáo chỉ ra rằng hiện nay trách nhiệm giảm ô nhiễm nhựa chủ yếu đặt vào người tiêu dùng và cơ quan quản lý rác thải, những nỗ lực này sẽ không hiệu quả trừ phi toàn bộ chuỗi giá trị nhựa cùng bắt tay hành động.
Lượng rác nhựa này đang tàn phá hệ sinh thái và các loài hoang dã. Hơn 270 loài được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài được ghi nhận là ăn phải đồ nhựa. Hàng năm, cả con người và các loài động vật tiếp tục tiếp nhận nhựa vào cơ thể thông qua thực phẩm và nguồn nước uống. Tác động của việc ăn phải nhựa này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Cũng theo báo cáo, nếu như chúng ta có những lựa chọn sai lầm về quản lý rác thải như hiện nay thì vào năm 2030 tổng lượng phát thải khí CO2 theo vòng đời thông thường của nhựa sẽ tăng 50%, và lượng khí CO2 thải ra sẽ tăng gấp ba lần do phương pháp xử lý rác sai là đốt cháy nhựa.
Vấn đề này chỉ thực sự có thể giải quyết nếu chúng ta áp dụng đúng mức trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi cung cấp và giá trị nhựa, từ thiết kế đến xử lý. Chúng ta có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa này và nó đòi hỏi tất cả các nhân tố chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm nhựa họ dùng.
Tại Việt Nam, nhận thức của mọi người về ô nhiễm nhựa đang gia tăng, và yêu cầu về trách nhiệm của lĩnh vực công và tư cũng ngày càng lớn. Cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về quản lý và phát thải rác nhựa để giảm khối lượng nhựa rò rỉ ra môi trường.
Hiện nay, WWF-Việt Nam đang thực hiện một số dự án về nhựa trong đó có sự tham gia của lĩnh vực công và tư tại Phú Quốc để bảo tồn vẻ đẹp của hòn đảo cho phát triển du lịch.
Là một trong những quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất, Việt Nam có thể đi đầu trong giải quyết thách thức này, bằng việc ủng hộ sự ra đời một hiệp định quốc tế về nhựa.
PV