Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề: nghiên cứu cấu trúc vật liệu xây dựng quần thể Mỹ Sơn và các giải pháp phục chế và bảo vệ; công nghệ chế tạo gạch và vữa trong xây dựng các ngôi đền cổ đại của Nga thế kỷ X – XIII; công nghệ tôi bề mặt gạch và khả năng bảo vệ quần thể Mỹ Sơn; phân tích khoáng chất, giải pháp gia cố, gia cường, bảo quản, bảo dưỡng di tích; vật liệu phục chế, thay thế…
Hội thảo cũng trình bày một số tham luận của các nhà khoa học đến từ Liên bang Nga đã đưa ra nhiều ý tưởng trong gìn giữ, bảo tồn các di tích Chăm, đặc biệt đối với di tích Chăm Mỹ Sơn.
Quảng Nam đang phối hợp với các ngành chức năng và các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu nhằm khám phá những bí ẩn cổ xưa để bảo tồn, phục dựng những công trình kiến trúc của nền văn hóa Chămpa.
Thời gian tới, Quảng Nam tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, lập dự án để bảo tồn di tích Chămpa trên địa bàn; đồng thời tận dụng các nguồn vốn để từng bước phục dựng, tái tạo lại những ngọn tháp, công trình kiến trúc của người xưa theo đúng nguyên mẫu. |
PV