Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là món ăn đặc trưng của dân tộc Tày, Tuyên Quang thường được làm trong dịp lễ tết để dâng tế thần linh.
Xôi được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng với năm màu: anh, đỏ, tím, vàng, trắng. Để có được màu như ý, tất cả các nguyên liệu đều là các nguyên liệu từ thiên nhiên. Khi đó, mùi thơm của gạo nếp cũng hòa quyện với mùi hương thoang thoảng của lá rừng sẽ làm du khách khó mà quên được.
Bánh gai Chiêm Hóa
Đây là loạnh bánh được làm từ những nguyên liệu như: lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tươi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn.
Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp, lá chuối khô tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng mà không ở nơi nào có. Hầu hết du khách đến qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) đều mua loại đặc sản này.
Thịt chua
Thịt chua là món ăn dân dã mang đậm chất ẩm thực của dân tộc Tày (Tuyên Quang), cách làm thịt chua không khó nhưng đòi hỏi cần có nhiều thời gian để đảm bảo chất lượng cũng như hương vị.
Để thưởng thức hết vị ngon của thịt chua, bạn nên ăn kèm với lá lốt sẽ thấy được vị mặn của muối, vị ngọt của thịt và vị chua của men lâu ngày sẽ quyện thành hương vị khó quên, níu kéo chân du khách đến vào lần tiếp theo.
Vịt bầu Minh Hương
Từ lâu, du khách gần xa đều biết đến món vịt bầu Minh Hương bởi hương vị đặc trưng không bị lẫn lộn với bất kỳ vùng miền nào trên cả nước.
Vịt bầu Minh Hương có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: vịt luộc, quay, hấp, om sấu,…sẽ khiến du khách không phải thất vọng khi đến đây.
Cá mắm ruộng
Món ăn này được làm từ loại cá chép nuôi ở ruộng. Theo đó, gạo nếp được nấu lên, sau đó được để nguội trộn đều với men ủ kín và được trộn đều với cá, riềng, lá trầu không,…
Mắm cá ruộng có mùi thơm, hấp dẫn dùng để chấm các loại thịt luộc, rau sống, rau luộc,…món ăn mang hương vị vô cùng độc đáo. Đặc biệt món ăn này còn là vị thuốc giải rượu, giải độc rất tốt.
Chè Tuyên Quang
Tuyên Quang được biết đến là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn. Hằng năm, diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng, đem lại nguồn kinh tế cho người dân.
Khi thưởng thức, chén chè có vị chát và sau đó sẽ chuyển sang vị ngọt dần tạo nên mùi đặc trưng không lẫn đi đâu được. Mỗi vùng đất khác nhau lại đem đến những hương vị riêng cho mỗi vùng./.
Nguồn: Toquoc.vn