Tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình
Theo đó, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa, khẳng định vị trí, vai trò của Ngày Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, tập trung các văn bản mới được Quốc hội thông qua trong năm 2021 và các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của từng đối tượng trong ngành.
Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Tiếp tục tăng cường triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tập trung khắc phục khó khăn, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19.
Trong đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tập trung vào một số nội dung như:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam; các quy định của Hiến pháp; tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chủ trương, quan điểm, chính sách trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch mới được ban hành, sớm đưa các văn bản mới vào cuộc sống.
Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và chấp hành pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình, cuộc vận động, phong trào; nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong việc thi hành các quy định của pháp luật, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và chấp hành pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình, cuộc vận động, phong trào; nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong việc thi hành các quy định của pháp luật, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến trên báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh, website, mạng xã hội bằng nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa vùng, miền của địa phương, bao gồm các nội dung như tuyên truyền sinh động về thông điệp 5K.
Đẩy mạnh tuyên truyền việc ứng xử trên mạng xã hội; chấn chỉnh tình trạng đăng tải, chia sẻ thông tin không chính xác, chưa kiểm chứng, không rõ nguồn gốc, những hình ảnh, nội dung không phù hợp, vi phạm các quy định của pháp luật; chủ động phát hiện, xử lý, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên các phương tiện, không gian mạng theo đúng thẩm quyền...
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2021 đến ngày 15/11/2021.
Về việc tăng cường thực thi pháp luật, Bộ VHTTDL đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, có Kế hoạch cụ thể để tổ chức thi hành các Luật, Nghị định, Thông tư (đối với những văn bản liên quan trực tiếp) ngay sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, trên cơ sở đó đánh giá việc triển khai hàng năm./.
PV