Tác động tiêu cực của tính mùa vụ du lịch
Tính mùa vụ du lịch không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành Du lịch mà còn tác động tiêu cực đến sử dụng các nguồn lực trong hoạt động du lịch, như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động (Butler 2001). Lượng du khách tăng đột ngột đồng nghĩa với nhu cầu cần được đáp ứng tăng cao và đa dạng hơn rất nhiều. Các nhà tổ chức quản lý gặp nhiều khó khăn từ khâu xây dựng tour, dịch vụ vận chuyển khách, lưu trú, ăn uống… cho đến kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ. Tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cung - cầu thường dẫn đến việc khách phân tán vào các nhà nghỉ chất lượng kém. Khi lượng du khách quá lớn thì việc kiểm soát giá cả, an toàn thực phẩm, quản lý môi trường và bảo đảm an ninh cho du khách cũng gặp nhiều trở ngại.
Tính mùa vụ lịch còn ảnh hưởng khá nặng nề đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của điểm đến. Khách du lịch khi đến với các khu du lịch, ngoài việc tham quan còn tiêu thụ nhiều sản phẩm tại điểm đến nhưng khi lượng khách tăng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ… cũng tăng rất nhanh. Khi đó, giá các loại hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, không chỉ tác động trực tiếp vào du khách mà còn ảnh hưởng tới cả dân cư trong vùng, khiến họ phải chịu mức giá sinh hoạt đắt hơn. Hơn nữa, lượng du khách quá lớn trong một thời gian ngắn cũng ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn. Mùa cao điểm cũng chính là thời gian mà các tệ nạn phát triển nhất, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương.
Ngoài ra, tính mùa vụ du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ra lãng phí lớn. Cụ thể là trong mùa cao điểm, nguồn tài nguyên bị sử dụng quá tải, không kịp phục hồi dẫn đến xuống cấp, cạn kiệt, giảm giá trị thẩm mỹ, phá hoại cảnh quan, xuống cấp di tích.
Đặc trưng tính mùa vụ tại Măng Đen
Lượng du khách đến Măng Đen ngày càng nhiều nhưng thay đổi khá rõ giữa các tháng trong năm, có thể thấy điều này ở số liệu từ năm 2008 đến năm 2013 trên Bảng 1.
Bảng 1. Lượng du khách đến Măng Đen qua thời gian
Tháng
|
Năm
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
1
|
4950
|
5200
|
5500
|
6429
|
7115
|
16000
|
2
|
2500
|
2100
|
2245
|
2128
|
2015
|
3200
|
3
|
4550
|
5800
|
6258
|
7650
|
8726
|
21000
|
4
|
2100
|
2255
|
2185
|
2299
|
1895
|
5700
|
5
|
1285
|
1600
|
1555
|
1652
|
1500
|
1300
|
6
|
1415
|
1520
|
1725
|
1640
|
1550
|
1100
|
7
|
3229
|
3500
|
3929
|
4425
|
4140
|
1500
|
8
|
3555
|
3685
|
3929
|
4567
|
4200
|
1150
|
9
|
6878
|
12945
|
14325
|
16420
|
20115
|
24000
|
10
|
2210
|
2555
|
2466
|
2865
|
2542
|
1200
|
11
|
2199
|
2310
|
2211
|
2545
|
2067
|
1450
|
12
|
1955
|
2000
|
2075
|
2380
|
1689
|
1605
|
Nguồn: Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch KonPlông
Như vậy, lượng du khách đến Măng Đen qua các năm có thể chịu ảnh hưởng của biến động mùa vụ. Cụ thể, lượng du khách đến Măng Đen nhiều vào tháng 1 và tháng 3, đặc biệt vào tháng 9. Ngược lại, vào quý 2 và quý 4, lượng du khách giảm đi rõ rệt.
Sở dĩ lượng du khách đến Măng Đen nhiều nhất vào tháng 9 vì đây là tháng có thánh lễ “Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen” vào ngày 15. Trong những năm gần đây Măng Đen rộ lên chuyện Đức Mẹ linh hiển, và những ai tìm đến nơi đây cầu xin đều được Đức Mẹ ban ơn chữa lành nhiều bệnh tật. Không rõ thực hư thế nào nhưng thực tế ngày nay Măng Đen đã trở thành điểm hành hương thu hút khá đông người trong số đó không chỉ có những tín đồ đạo Công giáo.
Cần giảm thiểu tác động tiêu cực của tính mùa vụ du lịch
Để khắc phục hoặc giảm bớt tính mùa vụ du lịch tại Măng Đen cần có những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, giải pháp tác động vào các nhóm yếu tố tự nhiên thường có hiệu quả rất thấp. Vì vậy, nên tập trung vào các nhóm mang tính kinh tế - xã hội. Cụ thể:
Điều tiết bằng giá
Giá tour, giá dịch vụ điểm đến là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách đặc biệt với thị trường khách chủ yếu là học sinh, sinh viên có độ co giãn theo giá là khá cao. Vì vậy, việc điều tiết giá được các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng ở Măng Đen sử dụng nhằm tăng sức du khách. Hiện nay cũng như trong tương lai, các tổ chức hoạt động du lịch ở Măng Đen cần có một chiến lược giá linh hoạt thấp hơn cho các đối tượng. Yêu cầu chung là hình thành được mức giá cơ bản cho từng đối tượng khác nhau: khách đi theo đoàn, khách tham quan, khách quốc tế, khách vãng lai, khách điều dưỡng chữa bệnh, khách lưu trú dài ngày, khách công vụ, học sinh sinh viên… Việc điều tiết giá cần tuân theo quy luật giá trị, tránh hiện tượng phá giá thu hút khách bằng mọi cách. Ở Măng Đen việc quản lý giá cả nói chung và điều tiết giá trong mùa vụ thấp điểm nói riêng do các hiệp hội khách sạn, hiệp hội lữ hành, hiệp hội các nhà doanh nghiệp du lịch… chủ động quy định.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Tính mùa vụ du lịch ở Măng Đen hình thành do cung và cầu du lịch, vì vậy cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường du lịch nhằm tăng khối lượng khách và thành phần của thị trường khách du lịch tiềm năng vào mùa du lịch thấp điểm. Để khai thác thị trường khách vào mùa du lịch thấp điểm phải xác định được những sản phẩm du lịch và loại hình du lịch nào có thể tổ chức khai thác ngoài mùa du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá
Hiệp hội Du lịch Măng Đen cần có những chính sách tác động trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã hội, thông qua tuyên truyền quảng bá để điều chỉnh những thói quen du lịch, điều chỉnh những hiểu biết, hình dung sai lệch, tạo thêm được những nhu cầu mới cho mùa du lịch thấp điểm hoặc chuyển một phần nhu cầu du lịch từ mùa du lịch cao điểm sang mùa du lịch thấp điểm.
Sử dụng biện pháp hành chính
Nhằm hạn chế tính mùa vụ đối với du khách nội tỉnh Kon Tum đến Măng Đen, có thể phối hợp giữa các cơ quan chức năng, với các tổ chức du lịch thực hiện kế hoạch nghỉ phép cho người lao động cho học sinh, sinh viên để tạo cầu du lịch. Khai thác tốt sự chênh lệch về thời gian và các quy định về thời gian nghỉ phép, nghỉ hè để thu hút khách vào các mùa vụ thấp điểm.
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất
Mỗi khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ở Măng Đen cần có phương án sử dụng nhân sự và cơ sở vật chất trong mùa vụ thấp điểm. Đối với nhân sự, các tổ chức du lịch không nên tuyển dụng lao động toàn thời gian mà nên sử dụng lao động mùa vụ. Đồng thời, vào mùa vụ thấp điểm nên thực hiện đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, như kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý và trình độ ngoại ngữ.
Còn đối với cơ sở vật chất, thời kỳ thấp điểm là thời gian thích hợp để tiến hành những hoạt động bảo dưỡng, bảo trì, bù đắp lại những giá trị đã mất. Ngoài ra, cần có kế hoạch tận dụng, sử dụng cơ sở vật chất cho những hoạt động khác như cho thuê hoặc khoán kinh doanh, phối kết hợp với các đơn vị cho thuê hoặc tổ chức các cuộc hội nghị hội thảo, thuê phòng nghỉ, văn phòng dài hạn, nhận tổ chức các sự kiện lớn.
Những giải pháp vừa nêu trên hy vọng sẽ góp thêm cách nghĩ, cách làm nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của tính mùa vụ du lịch tại Măng Đen.
TS. Lê Dân
ThS. Dương Anh Hùng