.JPG)
Báo cáo tham luận tại chương trình đối thoại đã chỉ ra những tác động của việc buôn bán thịt chó, mèo đối với sức khoẻ cộng đồng và ngành du lịch; những hoạt động ở cấp địa phương và khu vực phản đối hoạt động buôn bán này. Tại buổi đối thoại, FOUR PAWS còn đưa ra các thông tin liên quan đến dự án phối hợp giữa chính quyền TP. Hội An và FOUR PAWS nhằm từng bước loại bỏ việc buôn bán thịt chó, mèo trên địa bàn Hội An. Các bên cũng đã thảo luận về những khía cạnh khác nhau của hoạt động buôn bán thịt chó, mèo, và đề xuất các bước đi tiếp theo cho Việt Nam để giảm thiểu rủi ro mà hoạt động này có thể gây ra cho sức khỏe người dân.
Bác sỹ Karan Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS cho biết, FOUR PAWS vinh dự được tổ chức sự kiện này, lần đầu tiên có một cuộc đối thoại về việc buôn bán thịt chó, mèo. Các bài tham luận và thảo luận cho thấy đang có làn sóng quay lưng lại với việc buôn bán thịt chó và mèo ở Việt Nam. Cũng theo Bác sỹ Karan Kukreja, việc buôn bán thịt chó và mèo tiềm ẩn nhiều rủi ro, điển hình là sự liên quan trực tiếp và gián tiếp với bệnh dại, nguy cơ xuất hiện của mầm bệnh mới có thể dẫn đến đại dịch. “Nhiều công ty lữ hành và khách du lịch đã bày tỏ quan điểm phản đối hoạt động buôn bán này. Đã đến lúc cần phải hành động. FOUR PAWS cùng với các đối tác đã sẵn sàng chung tay hạn chế những hiểm hoạ đe doạ sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi động vật” - bác sĩ Karan Kukreja chia sẻ.
Bà Phan Thanh Dung, Chuyên viên tư vấn chiến dịch tại Đông Nam Á của FOUR PAWS cho biết thêm: “Công cụ báo cáo về buôn bán thịt chó mèo của chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản ánh sau chưa đầy một tháng ra mắt. Điều này cho thấy có nhiều người Việt Nam không đồng tình với việc buôn bán thịt chó, mèo”.
.jpg)
Tại buổi đối thoại, Giám đốc quốc gia Công ty du lịch và lữ hành Abercrombie and Kent Việt Nam Robert Rankin cho rằng khách du lịch không muốn chứng kiến những hành động tàn ác đối với động vật, đặc biệt là việc buôn bán thịt chó, mèo. Những tác động của việc buôn bán thịt chó, mèo đã được chứng minh đối với việc gia tăng dịch bệnh, khiến các nhà điều hành du lịch gặp khó khăn hơn trong việc quảng bá Việt Nam như một điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện và hiện đại. “Abercrombie and Kent Việt Nam ủng hộ việc chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo và đã cùng với nhiều công ty du lịch ký cam kết ủng hộ việc chấm dứt buôn bán thịt chó, mèo của FOUR PAWS” - ông Robert Rankin nói.
Bên cạnh đó, ông Robert Rankin cũng thừa nhận quan điểm, khách du lịch nên tôn trọng văn hóa, truyền thống của người bản địa. Tuy nhiên, theo ông Robert Rankin, có những nét văn hóa cần phải thay đổi. Những văn hóa đó là văn hóa không tốt, hoặn nó chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử nào đấy, nhưng đã còn còn phù hợp trong cuộc sống hiện tại thì chúng ta nên thay đổi. Đấy là những cái mà chúng ta đang cố gắng, nếu có cơ hội, chúng ta sẽ loại bỏ dần nó. Chúng ta có thể cải tạo hoặc thay thế nó, thay bằng những văn hóa hóa tốt hơn, văn minh và thân thiện hơn.
Gia Khôi